Công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu, hiện vật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 60 - 65)

DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG

2.2.1. Công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu, hiện vật

* Vềcông tác sưu tầm:

Trong mỗi bảo tàng, công tác sưu tầm là một trong những hoạt động khoa học giữ vai trò quan trọng. Gắn với thực tế hình thành và phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh, công tác sưu tầm được tiến hành sớm ngay từ những

ngày đầu sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, bắt đầu từ việc sắp xếp, chọn

lựa, thống kê để bảo quản lâu dài những kỷ vật, tài liệu của Bác kính yêu.

Hơn 25 năm hoạt động, trong điều kiện mới, cùng với việc ổn định, sắp xếp

lại việc tổ chức sưu tầm, tiếp nhận tài liệu hiện vật trong nước, hoạt động sưu

tầm đã bước đầu chủđộng xây dựng và tổ chức những đợt sưu tầm độc lập

hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các chuyến khảo sát, sưu

tầm tài liệu, hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong và ngoài nước. Tại

nước ngoài, Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn phối hợp với Đại sứ quán, Lãnh sứ

quán Việt Nam tại các nước để tiến hành sưu tầm tài liệu hiện vật, ví dụnhư: ở Liên bang Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Pháp, Anh, Hồng Kông…

Từ năm 2010, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh công tác ghi hình

các nhân chứng có nhiều kỷ niệm sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh không

chỉởtrong nước mà còn mở rộng sưu tầm kết hợp với ghi hình ở nước ngoài.

Ngoài những tài liệu, hiện vật do các đoàn sưu tầm của Bảo tàng thu

nhận được thì công tác sưu tầm, tiếp nhận hiện vật tài liệu từ các cơ quan, cá

nhân ởtrong và ngoài nước được thường xuyên thực hiện. Hàng nghìn đơn vị

tài liệu, hình ảnh, hiện vật được tiếp tục bổsung cho Kho cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu trưng bày, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí

Minh ngày càng đầy đủ, phong phú hơn.

Trong những năm gần đây, số lượng tài liệu, hiện vật được sưu tầm ổn

định, cụ thể như sau [2, tr2]:

- Năm 2010: Tổ chức sưu tầm, tiếp nhận tài liệu hiện vật từ các tổ chức,

bộđội Phòng không - Không quân, Hội Di sản Thanh Hóa, Hội văn hóa Thái

- Việt… Tổng số đã tiếp nhận trên 250 tài liệu, tư liệu, hiện vật, hình ảnh

trong đó có nhiều tài liệu gốc có giá trị như sưu tập Huy hiệu Bác Hồ của

đồng chí Thiếu tướng Mai Văn Cương, sưu tập hiện vật của gia đình cụ Trịnh

Như Lương, khối ảnh của Cục Lưu trữTrung ương…

Tổ chức ghi hình, phỏng vấn 30 nhân chứng tại các địa phương: Thái

Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội và một số tỉnh miền Trung; Hoàn thiện phân loại khối tài liệu sưu tầm từ Nga năm 2008 gồm 8.313 trang, ghi chép hồ

sơ 90 tài liệu hiện vật sưu tầm.

- Năm 2011: Tiếp nhận gần 20 đơn vị với trên 400 tài liệu, hiện vật, ảnh

vào sổ11 đơn vị gồm 180 tài liệu hiện vật. Trong đó có nhiều tài liệu hiện vật gốc có giá trị như sưu tập tài liệu bút tích của bà quả phụLê Văn Lương, Huy

hiệu Bác Hồ của bà Trần Thị Dung, súng ngắn của gia đình ông Phạm Kiệt. Tổ

chức khảo sát lập danh mục tài liệu hiện vật sưu tầm và ghi hình phỏng vấn

được 16 nhân chứng, những người trực tiếp phục vụ Bác lâu dài.

- Năm 2012: Sưu tầm được 312 tài liệu, hiện vật, ảnh, tư liệu trong đó

có những tài liệu quý hiếm là những tài liệu bút tích của Chủ tịch Hồ Chí

Minh…; Tiến hành ghi hình lấy hồi ký của 31 nhân chứng.

- Năm 2013: Sưu tầm, tiếp nhận hơn 600 đơn vị tài liệu, hiện vật, sách,

ảnh, phim. Đặc biệt đã sưu tầm được hiện vật gốc quý hiếm về Chủ tịch Hồ

Chí Minh như: Sưu tập tài liệu thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi BộTrưởng

Tư pháp Vũ Đình Hòe, ấm pha trà, đồng hồ của Chủ tịch Mao Trạch Đông

tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với cố vấn Vĩnh Thụy

năm 1945 …

- Năm 2014: Sưu tầm, tiếp nhận 1025 tài liệu, hiện vật trong đó phải kể

đến nhiều tài liệu hiện vật quý hiếm như: sưu tập báo Nhân đạo về các kỳĐại

hội Đảng Cộng sản Pháp những năm 1920, 1921, 1922 có sự tham dự của

Nguyễn Ái Quốc, hàng trăm bài viết về các nước thuộc địa của Pháp, về

Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức cách mạng của người Việt Nam tại Pháp

- Năm 2015: Sưu tầm, tiếp nhận 64 tài liệu, hiện vật, ảnh, tác phẩm nghệ thuật về Chủ tịch Hồ Chí Minh; sao chụp 1.579 trang tài liệu liên quan

đến Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam (từ 1941-1948) tại Quốc sử quán

Đài Loan.

Có thể nói, tài liệu hiện vật được sưu tầm trong những năm qua đã bổ

sung thêm cho kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh, góp phần bảo vệ di sản Hồ

Chí Minh ngay từ khâu công tác nghiệp vụđầu tiên của bảo tàng. * Về công tác bảo quản:

Tài liệu hiện vật trong kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng quý giá, mỗi một hiện vật gắn với một sự kiện lịch sử nhất định, có

liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi

vậy, bảo vệ sự toàn vẹn của chúng, không bị hư hỏng theo thời gian làm

nhiệm vụ cơ bản trước hết đối với công tác bảo quản hiện vật của mỗi bảo

tàng nói chung và của Bảo tàng Hồ Chí Minh nói riêng.

Để giới thiệu tư tưởng, tác phong, đạo đức, cuộc sống giản dị và sự

nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không gì thuyết phục bằng trực

tiếp quan sát hiện vật của Người đã sử dụng, các tác phẩm mà Người đã viết, các công việc mà Người đã làm. Thông qua khối tài liệu hiện vật hiện đang

lưu giữ tại kho Bảo tàng Hồ Chí Minh đã minh chứng cho những nhận định,

đánh giá của bạn bè quốc tế về Người – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà

văn hóa lớn.

Từ các tài liệu hiện vật gốc đã giúp cho các nhà nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn các công trình nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh,

từ đó có những kết luận đầy đủhơn, toàn diện hơn vềcon người và sự nghiệp

của một vĩ nhân.

Nhận thức được tầm quan trọng của tài liệu hiện vật gốc đối với toàn

bộ hoạt động của bảo tàng nên ngay từ khi mới được thành lập công tác bảo

vệ, bảo quản tài liệu hiện vật luôn được các thế hệ lãnh đạo của Bảo tàng đặc biệt quan tâm.

Công tác bảo quản tài liệu hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh phải

đảm bảo nguyên tắc sau: Hiện vật trước khi được chuyển về kho bảo tàng

phải được tiến hành khử trùng, làm vệ sinh, kiểm tra lại chính xác giữa

hiện vật và hồ sơ sưu tầm. Sau đó được bảo quản trong các hộp chuyên

dụng để đưa vào kho theo chất liệu tương ứng, nếu trường hợp chưa có hộp

thì phải xếp vào cặp hoặc bao gói bên ngoài. Mỗi hộp, cặp phải dán nhãn,

có ghi đầy đủ thông tin về hiện vật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng

ký hiện vật vào hệ thống sổ sách của kho và tra tìm khi cần thiết.

Để đảm bảo công tác bảo quản được thực hiện một cách tốt nhất, Bảo tàng Hồ Chí Minh quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ bảo quản. Mỗi cán bộ bảo quản thường được giao phụ trách một hoặc một số kho hiện vật. Sự phân công này tùy theo lực lượng cán bộ bảo quản nhiều hay ít và sốlượng kho và khối lượng tài liệu hiện vật nhiều hay ít. Cán

bộ bảo quản thường được lựa từ những cán bộ nghiệp vụ có tinh thần trách

nhiệm cao, cần mẫn và trung thực.

Công việc cụ thể của một cán bộ bảo quản là:

- Tiếp nhận các hiện vật mới nhập về kho cơ sở. Đăng ký hiện vật vào sổ phân loại hiện vật; xây dựng hệ thống phiếu tra cứu và phiếu kiểm kê;

thường xuyên bổ sung thông tin cho các tài liệu hiện vật…

- Nghiên cứu tổ chức bố trí kho một cách khoa học và hợp lý theo số lượng và chất liệu của hiện vật.

- Sắp xếp, xây dựng sơ đồ bảo quản tài liệu hiện vật trong tổng kho và trong từng kho.

- Thường xuyên kiểm soát môi trường trong từng kho: nhiệt độ, độẩm,

thông gió…

- Xây dựng các chương trình và tham gia bảo quản phòng ngừa để đề

phòng và ngăn chặn các nguy cơ làm ô nhiễm hoặc tổn hại môi trường bảo

- Xây dựng các kế hoạch hằng năm và kế hoạch đột xuất để tiến hành bảo quản tài liệu hiện vật theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi thấy cần

thiết đối với từng kho hoặc đối với hiện vật cụ thể.

- Trực tiếp phục vụcho các đối tượng đến nghiên cứu, khai thác tài liệu

hiện vật thuộc sự quản lý của bảo tàng khi đã có đủ thủ tục theo quy định. Trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ bảo quản:

- Cán bộ bảo quản phải lựa chọn phương pháp, chất liệu và sử dụng tri

thức tốt nhất tại thời điểm thực hành bảo quản tài liệu hiện vật để tác nghiệp.

- Cán bộ bảo quản phải nắm vững và áp dụng đúng quy định, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản hiện vật bảo tàng.

- Cán bộ bảo quản phải có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát hoạt

động của cán bộ nhân viên khác trong bảo tàng khi tiếp xúc với hiện vật. - Cán bộ bảo quản phải luôn học hỏi nâng cao nhận thức, khi thực hành bảo quản, cần có thái độ tôn trọng hiện vật, không được lợi dụng điều kiện

công tác để tham gia, tư vấn và mua bán tài liệu hiện vật vì lợi ích cá nhân.

Không cung cấp, phổ biến thông tin về tài liệu hiện vật khi không được phép

của Giám đốc bảo tàng.

Tại kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh, ngoài việc thực hiện những nội

quy, quy chế chung của cơ quan, cán bộ phòng Kiểm kê, Bảo quản còn phải chấp hành nội quy riêng của phòng do Giám đốc Bảo tàng ban hành như

nguyên tắc ra vào kho, nguyên tắc xuất nhập hiện vật, nội quy phòng cháy

chữa cháy, quy định về cầm nắm và di dời hiện vật, quy định về ghi chép và

lưu giữ hiện vật…

Ngoài ra, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn làm công tác vận động, tuyên

truyền đến viên chức và người lao động trong toàn cơ quan luôn nâng cao ý

thức bảo vệ, bảo quản tài liệu hiện vật. Chính mỗi cán bộ bảo tàng là người thay mặt cộng đồng gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của chính họ. Làm tốt công tác bảo quản sẽ hạn chếđược những rủi ro, những tác động phá hủy hiện vật, góp phần bảo vệ di sản bền vững.

Bảo quản không chỉ là nhiệm vụ của các nhà bảo quản mà là nhiệm vụ

của tất cả viên chức và người lao động Bảo tàng, từ Giám đốc cho đến nhân viên bảo vệ, từ các nhà nghiên cứu cho đến các viên chức hành chính đều có trách nhiệm trong quan niệm và trong thực hiện chương trình bảo quản hiện vật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)