Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo tàng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 49 - 53)

DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG

2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo tàng Hồ Chí Minh

Theo Quyết định 437/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du

dịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng

Hồ Chí Minh, Bảo tàng có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Vị trí, chức năng:

Bảo tàng Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp văn hóa có thu, trực thuộc

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, có chức năng bảo quản, trưng bày tài liệu,

hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch

Hồ Chí Minh; nghiên cứu và giáo dục khoa học thông qua hiện vật, di tích

liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng cấp quốc gia, có con dấu, tài khoản

riêng theo quy định của pháp luật, trụ sở tại thành phố Hà Nội.

+ Chức năng nghiên cứu khoa học

Là chức năng cơ bản, quan trọng nhất, là tiền đề, cơ sở cho mọi hoạt

chú trọng công tác nghiên cứu lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiên cứu toàn diện di sản văn hóa Hồ Chí Minh được lưu giữ, bảo quản trong Bảo tàng, nghiên cứu các khối tài liệu hình ảnh có liên quan ở tài liệu, nghiên cứu hiện vật, sưu tập hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phát hiện những thông tin về lịch sử, văn hóa… Cán bộ Bảo tàng tiến hành nghiên cứu các tài liệu, hiện vật gốc nhằm giải mã những thông tin hàm chứa trong hiện vật. Từ những kết quả đó ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của Bảo tàng như trưng bày giới thiệu, nghiên cứu khai thác và công bố, cùng với các hoạt động liên ngành khác trong và ngoài Bảo tàng.

+ Chức năng giáo dục khoa học

Giáo dục là chức năng quan trọng với mỗi bảo tàng. Khi đến Bảo tàng Hồ Chí Minh, thông qua hệ thống trưng bày, triển lãm và các thao tác nghiệp vụ khác, công chúng sẽ được trực tiếp nghiên cứu và tiếp thu những thông tin

để nâng cao hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ

Chí Minh một cách sinh động, trực tiếp và khách quan nhất.

+ Chức năng bảo quản di sản văn hóa

Nhằm bảo quản lâu dài và quản lý chặt chẽ tài liệu, hiện vật đang lưu

giữ, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu, kiểm kê, xây dựng các

hồ sơ khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác

kho nhằm ngăn chặn, phòng ngừa những yếu tố của môi trường tự nhiên và xã

hội ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của tài liệu, hiện vật.

+ Chức năng tư liệu hóa tài liệu hiện vật

Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi nghiên cứu, thu thập và lựa chọn những tài liệu hiện vật gốc có giá trị bảo tàng, liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách

mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi được sưu tầm, tài liệu hiện vật sẽ

được cán bộ bảo tàng tiến hành đầy đủ nghiêm túc, đầy đủcác bước khoa học

đối với từng tài hiện liệu vật nhằm đảm bảo hồsơ khoa học, hồsơ pháp lý cho

- Nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Trình Bộtrưởng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng

năm của Bảo tàng Hồ Chí Minh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

+ Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các tài liệu, hiện vật liên quan đến Người;

+ Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các tài liệu, hiện vật

về cuộc đời sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

+ Hướng dẫn, phục vụnhân dân trong nước và khách nước ngoài tham

quan nghiên cứu tại Bảo tàng; thực hiện các hình thức tuyên truyền, giáo dục

về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí

Minh thông qua tài liệu, hiện vật của Bảo tàng;

+ Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động của bảo tàng;

+ Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các bảo tàng, di tích lưu niệm và

các phần trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước theo sự phân công

của BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc yêu cầu của địa phương, đơn vị theo

chức năng nhiệm vụđược giao và quy định của pháp luật;

+ Tiếp nhận tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh của các tổ chức và cá nhân trao tặng;

+ Biên soạn, xuất bản và tổ chức công bốtư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh

theo quy định của Đảng và Nhà nước;

+ Thực hiện việc điều chuyển tài liệu, hiện vật theo quy định; cung cấp

bản sao tài liệu, hiện vật theo chức năng nhiệm vụđược giao và quy định của pháp luật;

+ Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định của pháp luật;

+ Tổ chức hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ phù

hợp chức năng, nhiệm vụđược giao và quy định của pháp luật;

+ Đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực do Bảo tàng quản lý. Phối in hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức đón tiếp, phục vụ khách tham quan Khu di tích Lịch sử -Văn hóa Ba Đình;

+ Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề

nghiệp và số lượng người làm việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự, thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bảo tàng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ; tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Bảo tàng;

+ Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và ngân sách được phân

bổtheo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các nhiệm vụkhác được Bộtrưởng giao. - Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Hồ Chí Minh bao gồm:

+ Lãnh đạo Bảo tàng:

Giám đốc và các Phó Giám đốc.

+ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính, Tổ chức, Đối ngoại; Phòng Tài vụ; Phòng Sưu tầm; Phòng Kiểm kê, Bảo quản; Phòng Trưng bày; Phòng Giáo dục;

Phòng Tư liệu, Thư viện;

Phòng Hướng dẫn nghiệp vụ;

Phòng Kỹ thuật; Phòng Quản trị; Phòng Bảo vệ.

+ Tổ chức trực thuộc:

Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh có trách nhiệm quy định nhiệm vụ củ

thể, bố trí, sắp xếp viên chức theo cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ và

người lao động cho các phòng và tổ chức trực thuộc; xây dựng và ban hành

Quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo tàng [18, tr1].

Ngoài kho cơ sở, chuyên bảo quản các hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh có một Thư viện và một Kho Tư liệu lớn về

Người, cùng hai phòng đọc. Một trong những nét làm nên sự khác biệt và độc

đáo của Bảo tàng Hồ Chí Minh so với một số bảo tàng quốc gia khác ở Việt

Nam. Kho Tư liệu với trên 12 nghìn đầu tài liệu, đó là các tác phẩm của Chủ

tịch Hồ Chí Minh, tài liệu, báo, tạp chí liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người v.v… được phân loại khoa học, sắp xếp theo khung phân loại và thời gian.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)