Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 69 - 73)

DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG

2.3.1. Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

đối vi tài liu, hin vt

Tài liệu, hiện vật là di sản văn hóa vô giá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới, vì vậy các quốc gia luôn cố gắng tìm cho mình một giải pháp để

gìn giữ bảo quản tài liệu, hiện vật. Điều này một mặt đáp ứng nhu cầu sử

dụng cho phát triển kinh tế xã hội, mặt khác nhằm giữ gìn tài liệu, hiện vật - giữ gìn bản sắc dân tộc và chứng cứ lịch sử của dân tộc mình.

Nắm vững vị trí, vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn

hóa đối với tài liệu, hiện vật trong bảo tàng những năm qua Đảng và Nhà nước ta

đã ban hành nhiều chính sách định hướng, quy định về nội dung này như:

- Luật Di sản văn hóanăm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Những nội dung được quy định trong Luật là cẩm nang nhằm xác định hướng

đi đúng để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa nói chung và đối với tài liệu,

hiện vật nói riêng.

- Để đưa các quy định của Luật Di sản văn hóa vào trong thực tiễn,

ngày 23/6/2005 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt

Nam đến năm 2020 nhằm kiện toàn và phát triển hệ thống bảo tàng, phục vụ

nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy, phổ biến tri thức về lịch sử,

văn hóa, khoa học và hưởng thụvăn hóa của công chúng, góp phần phát triển

kinh tế - xã hội.

Đến năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP

ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật di

sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật di sản văn hóa.

- Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nước về văn

hóa, ngày 31 tháng 12 năm 2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban

hành Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức và hoạt động

của bảo tàng. Trên cơ sở quy định của Thông tư này các Bảo tàng có văn bản

quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng mình.

Ngoài ra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành một số

quyết định, thông tư hướng dẫn công tác kiểm kê, bảo tồn tài liệu hiện vật

trong Bảo tàng như: Quyết định số70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15/9/2006 của

Bộtrưởng Bộvăn hóa Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy chế kiểm kê

hiện vật bảo tàng, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã ban hành nội quy về kiểm kê hiện vật, khai thác tài liệu, hiện vật trong bảo tàng.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch của nhà

nước về bảo tồn và phát huy các giá trị tài liệu, hiện vật, đồng thời Bảo tàng

Hồ Chí Minh cũng đã ban hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiều chính

sách như:

Về mặt pháp lý Bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng cho mỗi hiện vật

hoặc sưu tập hiện vật đầy đủ những tài liệu văn bản gồm: Hồ sơ khoa học

pháp lý của hiện vật, trong đó gồm có bản ghi chép về hiện vật, giấy biên nhận, biên bản bàn giao, biên bản giao nhận, tờ ghi chuyện kể… hiện vật bảo

tàng được đăng ký ghi chép và vào sổ kiểm kê bước đầu, đánh số cho hiện vật mỗi hiện vật đều có sổ kiểm kê và sổ phân loại. Khi hiện vật được đưa đi

phục vụtrưng bày, nghiên cứu khoa học hoặc triển lãm … thì cán bộ Bảo tàng

đã làm phiếu xuất hoặc phiếu nhập hiện vật.

Nắm vững vị trí, vai trò của kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi

bảo quản các tài liệu và hiện vật của bảo tàng Hồ Chí Minh. Năm 2003, bản Quy chế hoạt động của kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh đã được bổ sung hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng từ năm 2004 đến nay. Trong bản quy chế đã

nêu rõ chức năng và nhiệm vụ của Kho cơ sởnhư sau: Vừa sưu tầm, tiếp nhận hiện vật, vừa tổ chức bảo quản, giữ gìn lâu dài và nguyên vẹn các tài liệu, hiện vật trong kho, tiến hành kiểm kê, xây dựng hồ sơ cho tài liệu, hiện vật

bảo đảm các cơ sở pháp lý cho hiện vật tồn tại, kho cơ sở bảo tàng tiến hành

phân loại, xây dựng, sưu tập nhiều hiện vật liên quan đến vĩ nhân đảm bảo các

sưu tập hiện vật này phù hợp với loại hình của Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bảo

tàng lưu niệm danh nhân.

Cùng với đó, ngày 12 tháng 01 năm 2011, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã

ban hành Quyết định số21/QĐ-BTHCM về việc ban hành Nội quy kho cơ sở

của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nội quy gồm có 5 phần: I - Nguyên tắc chung; II - Công tác kiểm kê; III - Công tác bảo quản, làm lại; IV - Xuất nhập, khai thác và sao chụp hiện vật; V - Phòng chống cháy nổ, thiên tai và các rủi ro khác.

Trong đó công tác bảo quản, làm lại tài liệu hiện vật ở phần III bao quát các nội

dung từ sắp xếp, tiếp xúc hiện vật, quy định về khóa kho, cho đến quy định về

làm lại hiện vật. Nội quy là cơ sởđảm bảo cho công tác bảo quản tài liệu, hiện vật trong Bảo tàng HồChí Minh được thực hiện có hiệu quả.

Để đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu, hiện vật tại Bảo tàng, ngày 10/4/2007 Bảo tàng Hồ Chí Minh ban hành Quyết

định số143/QĐ-BTHCM về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của

lực lượng phòng cháy chữa cháy trong bảo tàng. Quyết định bao gồm 6

cháy đảm bảo các tài liệu, hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh được an toàn

nhất. Đồng thời, Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng đã ban hành Quyết định số

140/QĐ-BTHCM ngày 10/4/2007 về việc phân cấp trách nhiệm công tác

phòng cháy và chữa cháy, trong đó phân công rõ cho các phòng, đội, trung tâm phải chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy chữa cháy tại đơn vị mình

nhằm đảm bảo sự an toàn cho các tài liệu, hiện vật trong Bảo tàng. Cùng với

việc tăng cường thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, Bảo tàng Hồ Chí

Minh cũng đã ban hành văn bản số 142/BTHCM ngày 10/4/2007 quy định nội

quy sử dụng khí gas trong bảo tàng.

Để thực hiện nhiệm vụ bảo quản tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách tốt nhất, bên cạnh việc ban hành các văn bản hỗ trợ công tác bảo quản tài liệu, hiện vật như trên Bảo tàng HồChí Minh cũng đã ban hành

Quyết định quy định về quy trình và phương pháp bảo quản tài liệu, hiện vật

tại kho cơ sở của Bảo tàng. Trong đó quy định rõ 6 khâu công tác nghiệp vụ

trong bảo quản tài liệu, hiện vật. Bảo tàng Hồ Chí Minh áp dụng các phương

pháp lý, hóa, sinh để bảo quản hiện vật bảo tàng. Tùy vào mỗi chất liệu hiện

vật với các đặc tính lý hóa Bảo tàng quy định các phương pháp, kỹ thuật bảo

quản khác nhau. Quy định định kỳ mỗi năm 2 lần lấy mẫu trên các hiện vật thí

nghiệm để phát hiện tình trạng hiện vật, từ đó có biện pháp bảo quản hiện vật

thích hợp.

Với những chính sách trên của Đảng và Nhà nước ta trong những năm

qua tài liệu, hiện vật lưu niệm về Bác Hồ trải dài trong cả nước theo dấu chân

Người đã được giữ gìn, tôn tạo và trở thành những địa chỉ đỏ của đồng bào,

đồng chí và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đó là những giá trị vĩnh

hằng cho dù thế giới đã và sẽcòn đổi thay.

Tuy nhiên, một số chính sách của Nhà nước ta chưa được đầy đủ, hoàn thiện nên Bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn còn bị động trong quá trình triển khai thực hiện. Nổi bật lên là quá trình thực hiện cơ chế tự chủ và xã hội hóa công

Bảo tàng vẫn còn nhiều bất cập đặc biệt là trong bối cảnh các cơ chế và giải pháp giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý còn yếu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)