Thực hiện chính sách tài chính cho hoạt động bảo tồn và phát huy d

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 73 - 75)

DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG

2.3.2. Thực hiện chính sách tài chính cho hoạt động bảo tồn và phát huy d

huy di sản văn hóa đối vi tài liu, hin vt

Trên cơ sở Quyết định 156/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005 của Thủ

tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng

Việt Nam đến năm 2020, và các văn bản hướng dẫn của BộVăn hóa Thể thao

và Du lịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã ban hành và thực hiện chính sách tài chính cho hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật trong Bảo tàng như sau:

- Xác định nguồn thu của Bảo tàng Hồ Chí Minh bao gồm các nội dung

chủ yếu:

+ Nguồn ngân sách sự nghiệp do BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch cấp. + Nguồn thu sự nghiệp: Bao gồm thu từ phí, thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ; các khoản thu sự nghiệp khác.

+ Thu khác: Là những khoản thu khác ngoài ngân sách sự nghiệp cấp và thu sự nghiệp như: biếu tặng, tài trợ…

Ngoài nguồn thu từ Ngân sách nhà nước do Bộ Văn hóa Thể thao và

Du lịch cấp hàng năm thì Bảo tàng Hồ Chí Minh còn thực hiện một số chính

sách tài chính đểtăng nguồn thu nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động bảo tồn

và phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu hiện vật. Nguồn kinh phí được trích lại từ các hoạt động dịch vụ của Bảo tàng được sử dụng theo đúng các quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP hiện nay được thay thế bằng Nghị định

16/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng Quy chế chi

tiêu nội bộđể thống nhất hoạt động chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế hoạt

động của Bảo tàng.

Đối với các khoản thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động quản lý thể hiện cơ chế linh hoạt, không chịu sự chi phối từ Nhà nước trước những

khai thác nguồn thu và sử dụng các nguồn thu này một cách linh hoạt. Bên cạnh việc giao quyền tự chủ cho Bảo tàng, thì Bảo tàng phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Thực hiện Nghị quyết 90-CP ban hành ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa - một làn gió làm cho sự chuyển động vừa bắt đầu ấy chuyển mạnh hơn theo hướng

mở rộng giao lưu, hợp tác, liên kết, đẩy mạnh trưng bày chuyên đề. Đến năm

2005, Chính phủ lại tiếp tục cho ra đời Nghị quyết 05/2005/NQ-CP vềđẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa thể dục thể thao. Từ ấy cho đến

nay, hàng năm, bảo tàng đều có những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chủ

trương xã hội hóa làm cho hoạt động bảo tàng trởnên sinh động hơn.

Bảo tàng Hồ Chí Minh đã bắt đầu thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo tàng bằng các phương thức như:

- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên cung cấp thông tin để sưu tập hiện

vật ở khắp các địa phương.

- Vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, đặc biệt là các

nhà sưu tập tư nhân (kể cả trong và ngoài nước), nghệ nhân, hiến tặng tư liệu,

hình ảnh, các bộsưu tập, hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho bảo tàng.

- Tổ chức trưng bày chuyên đề với sự phối hợp của địa phương trong cảnước.

- Tổ chức nhiều hoạt động ngoài khuôn viên bảo tàng nhằm đưa hoạt

động bảo tàng đi sâu vào các tầng lớp nhân dân như trưng bày lưu động ở

trường học, các địa phương;

- Tạo mối quan hệ hợp tác với hệ thống bảo tàng các nước, các tổ chức hữu nghịđểđược nhận nguồn tài trợ, tổ chức trưng bày, triển lãm chuyên đềở nước ngoài;

- Chủ động tổ chức hoạt động dịch vụ văn hóa phù hợp với chức năng

bảo tàng.

Năm 2015, bảo tàng đã lập đề án tăng phí dịch vụ đối với khách nước

thu của Bảo tàng cũng được tăng lên cùng với số lượng khách mà Bảo tàng

đón tiếp.

Như vậy, có thể nói Nghị quyết 90/NQ-CP đã hiện thực hóa trong hoạt

động bảo tàng ở cả nước ta nói chung và Bảo tàng Hồ Chí Minh nói riêng.

Bảo tàng đã chủ động liên kết với các cá nhân và tổ chức xã hội để vừa thu

hút mọi người tham gia vào hoạt động sưu tầm, tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa đưa hình ảnh, tư tưởng của Người đi sâu vào các tầng lớp

nhân dân, dưới sự lãnh đạo, quản lý chặt chẽ của hệ thống tổ chức Đảng, Nhà

nước của Bảo tàng. Đây có thể được xem là mô hình liên kết giữa Nhà nước

và tư nhân, tổ chức xã hội khá thành công.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)