Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 87)

DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

- Hệ thống văn bản về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

nói chung, với tài liệu, hiện vật nói chung vẫn còn nhiều nội dung chưa phù

hợp, còn nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa có hướng dẫn cụ

thể khiến cho các Bảo tàng vận dụng khác nhau.

- Một số nơi việc triển khai thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy

giá trị văn hóa nói chung, với tài liệu, hiện vật nói riêng còn rập khuôn, máy móc, thiếu những giải pháp hợp lý, chưa biết vận dụng sáng tạo phù hợp với

điều kiện đặc thù của tổ chức mình nên hiệu quả của việc thực hiện chính

sách chưa cao.

- Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, việc đầu tư trang thiết bị cho bảo tàng để

phục vụ cho việc quản lý thông tin, hệ thống hóa di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật chưa tương xứng. Hằng năm, kinh phí cho hoạt động sự nghiệp còn quá eo hẹp. Hơn nữa, nguồn kinh phí này lại phải chi dản trải cho các khâu công tác bảo tàng nên Bảo tàng Hồ Chí Minh không thể có đủ nguồn lực vật chất dành cho công tác số hóa tài liệu hiện vật.

- Việc xã hội hóa các hoạt động bảo tàng cũng chưa thực sự được đẩy

mạnh để giảm bớt gánh nặng về tài chính cho nhà nước. Mặc dù ở Bảo tàng

Hồ Chí Minh những năm gần đây đã tiến hành một số hoạt động kêu gọi xã

hội hóa nhưng nhìn chung chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Lý do là

các văn bản hướng dẫn cho việc xã hội hóa các hoạt động bảo tàng còn chưa

rõ ràng, chi tiết. Các bảo tàng vừa làm vừa mang tính chất thăm dò. Ngoài ra,

dưới góc độ xã hội, người dân chưa thực sựquan tâm đến hoạt động bảo tàng,

chưa đánh giá đúng vai trò của bảo tàng trong xã hội. Việc họ có đầu tư cho

hoạt động này hay không đôi khi còn phụ thuộc vào việc họ có nhìn thấy lợi

ích cụ thể của việc đầu tư.

- Đội ngũ nhân lực cung cấp cho các bảo tàng chủ yếu từ các trường Đại

học Văn hóa, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn… Tuy nhiên, những

hiện vật bảo tàng mà chỉ có chuyên ngành bảo tàng học (học tất cả các khâu công tác của bảo tàng), chuyên ngành hóa - sinh ( cũng không chuyên về bảo quản tài liệu, hiện vật). Đội ngũ sinh viên này sau khi ra trường có thể làm ở

bảo tàng nhưng để có thể thực hiện công việc của một cán bộ bảo quản ở kho

thì lại cần phải học thêm nhiều kiến thức khác chuyên sâu về bảo quản. Thực tế

cho thấy, họ hầu như được đào tạo theo kiểu truyền miệng từ thế hệ trước sang thế hệ sau chứ không có các lớp chuyên môn về bảo quản tài liệu, hiện vật.

- Hiện có khoảng 13 vạn tài liệu, hiện vật đang được giữ tại Kho cơ sở

của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Mặc dù là một trong những bảo tàng đầu hệ trong

cả nước nhưng với số lượng tài liệu, hiện vật quá lớn như vậy thì việc bảo

quản không hề đơn giản. Hơn nữa, chất liệu của các tài liệu, hiện vật lại

phong phú đòi hỏi phương thức bảo quản khác nhau, các tiêu chí kỹ thuật bảo

quản cũng khác nhau nên không tránh khỏi tình trạng điều kiện bảo quản

không phù hợp với yêu cầu. Việc chia các kho tài liệu, hiện vật như hiện nay

đã là một sự cố gắng của Bảo tàng Hồ Chí Minh trong điều kiện cơ sở vật

chất đang có nhưng trên thực tế chưa thể đáp ứng yêu cầu hoàn toàn của 13

vạn tài liệu, hiện vật nêu trên về tiêu chuẩn bảo quản.

- Bảo tàng Hồ Chí Minh chưa có sự liên kết chặt chẽ với các bảo tàng

hiện đại trên thế giới để có thể tận dụng những thành quả về công tác bảo

quản tài liệu, hiện vật của các nước tiên tiến trên thế giới. Như chúng ta đã

biết ngành bảo tồn bảo tàng đã ra đời hàng trăm năm nay, nhiều bảo tàng hàng

đầu thế giới cũng đã mất rất nhiều thời gian, công sức để có thể tích lũy cho

mình kiến thức và kinh nghiệm bảo quản tài liệu, hiện vật. Ở Việt Nam, ngành bảo tồn bảo tàng thực sự phát triển mấy chục năm trở lại đây, do đó

kiến thức và kinh nghiệm bảo quản chưa có cũng là chuyện đương nhiên. Do

vậy, việc các bảo tàng của Việt Nam cần có sự liên kết, giao lưu với các bảo tàng hiện đại trên thế giới là vô cùng cần thiết.

- Bảo tàng Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp có thu, ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp hằng năm, Bảo tàng còn có nguồn kinh phí từ các

dịch vụ phù hợp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Nguồn kinh phí này một phần dành cho hoạt động sự nghiệp, một phần dành nâng cao đời sống tinh thần cho viên chức và người lao động. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của xã hội thì thu nhập của cán bộ bảo tàng còn rất khiêm tốn. Đểđảm bảo cuộc sống, nhiều cán bộ, viên chức và người lao động đã phải làm thêm các công việc khác nhằm tăng thêm thu nhập. Việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc của họ. Con người nói chung không thể

toàn tâm toàn ý cho một công việc không đảm bảo cuộc sống cho họ, việc làm thêm sẽ ảnh hưởng đến thời gian, sức lực và tâm trí của người đó. Chính vì

vậy mà ảnh hưởng chung đến kết quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di

sản văn hóa mà họ đang đảm nhiệm.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, thực hiện chính sách bảo tồn và

phát huy di sản văn hóa của cấp trên, của tổ chức, cán bộ chủ chốt các cấp có

lúc, có nơi còn buông lỏng, chưa sâu sát. Mặt khác, hiện nay cơ chế để các

đoàn thể và nhân dân giám sát, thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá

trị di sản văn hóa còn mang tính hình thức. Công tác đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách chưa được triển khai thường xuyên, chưa

chủ động luôn phải chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên, hoạt động tuyên truyền thực hiện chính sách chỉ mới triển khai được giai đoạn đầu sau đó lại rơi vào

tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.

- Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về di sản

văn hóa đối với tài liệu, hiện vật chưa kịp thời và thường xuyên liên tục. Còn

thiếu những cuốn sách cẩm nang về di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật trong Bảo tàng để phục vụdu khách đặc biệt là du khách nước ngoài.

* Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã khái quát quá trình hình thành, phát triển của Bảo tàng Hồ

Chí Minh, khái quát về tài liệu, hiện vật và phân loại tài liệu, hiện vật nhằm cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ về Bảo tàng HồChí Minh. Trên cơ sở

tình hình thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu hiện vật

ở Bảo tàng Hồ Chí Minh. Từ đó, luận văn đã đưa ra đánh giá chung về những

kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém của việc thực hiện chính sách bảo

tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật. Đồng thời luận văn cũng phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó. Đây là cơ sở, tiền đề cho

việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản tài

liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh và hoàn thiện việc thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật nói chung ởchương 3.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI

TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

3.1. Mục tiêu, định hƣớng hoàn thiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật

Di sản văn hóa là đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam, nó được hun

đúc, kết tinh từ những giá trị chuẩn mực của văn hóa. Bảo tồn và phát huy giá

trị di sản văn hóa chính là hoạt động nhằm khơi dậy sức mạnh dân tộc, tạo đã

cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hài hòa.

Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được quan tâm

khởi nguồn từ Nghị quyết Đại hội Khóa VII của Đảng và thực sự nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII khi xác định: “Di sản

văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hóa

dân tộc, cơ sở sáng tạo ra giá trị mới và giao lưu văn hóa…” [6, tr3]. Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã

xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ

này như sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc,

là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao

lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị

văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm

cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những

đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại”.

Xuyên suốt sau đó tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI,

XII đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động bảo tồn và phát huy di sản

văn hóa trong đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa độc hại. Trong sự

đóng vai trò quan trọng hàng đầu và phải kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch.

Báo cáo Chính trị trình tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII trình bày: Trong giai đoạn 2016 - 2020 những nhiệm vụ cần phải làm là hoàn thiện và

thực hiện các quy định của pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản

văn hóa của dân tộc; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ,

bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững và

hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bà sâu rộng các giá trị văn hóa

trong công chúng…. [5, tr3].

Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong những năm

tới bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị

di sản văn hóa. Xã hội hóa trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

là đa dạng hoá các chủ thể văn hóa, nhằm thu hút đông đảo lực lượng xã hội,

các tập thể và tư nhân đứng ra chăm lo, tổ chức và điều hành các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa theo đúng pháp luật của nhà nước.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc thực hiện xã hội hóa các hoạt

động bảo tồn di sản văn hóa phải giải quyết vấn đề xử lý đúng đắn mối quan hệ

giữa hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế, đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất đối với hiệu quả xã hội, cố gắng đạt được sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di tích lịch sử văn hoá bao gồm: khuyến khích việc đa dạng hoá các nguồn kinh phí để bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng các di sản văn hóa, cho phép và tạo điều kiện để vận động tuyên truyền nhân dân tự nguyện đóng góp.

Ngành văn hoá đã tiến hành nhiều hình thức tuyên truyền về Luật Di

sản văn hoá và các văn bản pháp quy liên quan bằng panô, khẩu hiệu, tài liệu

thông qua các cuộc họp của nhân dân... nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân đối với di sản văn hoá. Nhân

dân ngày càng quan tâm trân trọng di sản văn hóa, chủ động trong việc sưu

tầm, bảo vệ, hiến tặng các di sản văn hóa.

- Tăng cường áp dụng tin học hóa, khoa học kỹ thuật công nghệ cao

trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật. Trong thời đại ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng, tin học, internet là những sản phẩm tuyệt vời của cách mạng khoa học - công nghệ, tạo nên một môi trường thông tin gắn liền với môi trường công nghệ và

môi trường xã hội. Hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa bao gồm

kiểm kê, phân loại, giới thiệu, quảng bá…nên việc áp dụng tin học và các

phương tiên thông tin sẽđược phát triển và nâng lên một bước.

Công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước đang bước sang một giai

đoạn mới với những mục tiêu, yêu cầu cao hơn; tạo ra nhiều cơ hội và cả

những thách thức trong quá trình hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh đó,

hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và hoạt động

bảo tàng nói riêng giữ vai trò rất quan trọng. Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụtheo đúng quy định của pháp luật

“là trung tâm nghiên cứu những tư liệu, hiện vật và di tích lịch sử có quan

hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt

quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần

chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua

những tư liệu, hiện vật và di tích đó”.

Trong những năm tới Bảo tàng Hồ Chí Minh giữ vững quan điểm tiếp

tục tăng cường nghiên cứu, sưu tầm, đa dạng hóa hơn nữa công tác tuyên

truyền giáo dục, chú trọng đầu tư nghiên cứu để nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động nghiệp vụ đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vềhưởng thụvăn hóa của nhân dân, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tới công

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh

3.2.1. Hoàn thin vic xây dng ni quy, quy chế hot động nâng cao

chất lượng công tác bo tn và phát huy di sản văn hóa đối vi tài liu,

hin vt

Qua phân tích thực trạng chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản

văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở nước ta hiện nay nói chung ở Bảo tàng Hồ

Chí Minh nói riêng về cơ bản đã xây dựng được hệ thống chính sách khá đầy

đủnhưng nhìn chung các chính sách này chưa bao quát được hết các loại hình

tài liệu, hiện vật hiện nay. Phần lớn các chính sách và văn bản hướng dẫn chỉ

thích hợp với loại tài liệu phổ biến hiện nay là tài liệu giấy, còn để bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu nghe, nhìn, tài liệu mộc, hiện vật dệt … lại chưa

được quy định cụ thể trong văn bản nào. Vì vậy, trong thời gian tới yêu cầu

ban hành các chính sách về công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu, hiện vật là rất quan trọng và cũng là một nhiệm vụđặt ra đối với các cơ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)