Nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào bảo tồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 66 - 69)

DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG

2.2.3. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào bảo tồn

tn tài liu, hin vt

Công tác nghiên cứu khoa học là hoạt động cơ bản, là mắt xích quan trọng trong hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh, tạo tiền đề cho nhiều khâu công tác khác của Bảo tàng. Các bộ phận công tác đều có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp cơ sở, triển khai

đồng bộvà thu được nhiều kết quả. Những thành quả được ghi nhận là các đề

tài nghiên cứu, hội nghị, hội thảo, ấn phẩm … Bảo tàng đã chủ động nghiên cứu, biên soạn, xuất bản nhiều đầu sách với nguồn tài liệu tin cậy, biên soạn công phu, chất lượng. Nhiều cuốn sách đã được tái bản nhiều lần, được bạn

- Năm 2010, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã nghiệm thu 02 đề tài khoa học

cấp cơ sở: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và

phục vụ tra cứu Biên niên sự kiện về cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí

Minh” và “Nghiên cứu xác minh xây dựng sưu tập các báo cáo của mật thám

Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và những người thân trong gia

đình”; Tổ chức thành công 05 hội thảo khoa học. Trong đó có hội thảo “Bảo

tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Hồ Chí Minh ở ATK Việt Bắc - Thái Nguyên gắn với phát triển du lịch”.

- Năm 2011, nghiệm thu 02 đề tài khoa học cấp cơ sở và 01 đề tài cấp

Bộ: “Nghiên cứu tư liệu hóa các tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh

trong các bảo tàng và di tích lưu niệm thuộc hệ thống Bảo tàng HồChí Minh”;

Tham gia tổ chức 04 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

- Năm 2012-2013, Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai 01 đề tài

khoa học cấp Bộ và 07 đề tài khoa học cấp cơ sở trong đó phải kể đến đề tài

“Nghiên cứu, thống kê, xác minh, bổ sung tư liệu hóa tư liệu về các di tích,

địa điểm di tích và các công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong

nước”; tổ chức 05 hội thảo khoa học.

- Năm 2014-2016: Nghiệm thu 05 đề tài khoa học cấp cơ sở:, đặc biệt

phải kể đến đề tài “Danh sách tập thể và cá nhân được CTHCM tặng huy

hiệu”, “Xây dựng sưu tập tặng phẩm của bạn bè quốc tế tặng Chủ tịch Hồ Chí

Minh giai đoạn (1945-1960)”, tổ chức thành công 05 hội thảo khoa học.

Ngoài ra, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn xuất bản đặc san thông tin tư liệu 3 tháng một kỳ, xuất bản nhiều sách chuyên khảo, nhiều kỷ yếu hội thảo khoa

học. Qua đó góp phần gìn giữ và tôn vinh giá trị di sản Hồ Chí Minh.

Bên cạnh việc chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, Bảo tàng Hồ

Chí Minh còn chủ động trong việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ

vào quản lý tài liệu hiện vật.

Những công nghệ mới được sử dụng trong công tác bảo tàng như các

tin học… được sử dụng vào các hoạt động trưng bày, giáo dục, kiểm kê, bảo

quản … Tin học hóa quản lý tài liệu, hiện vật là sử dụng máy tính để phục vụ

cho công tác quản lý tài liệu, hiện vật qua đó nâng cao trình độ quản lý và trình

độ sử dụng tài liệu hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh. Từ những năm 60 của thế

kỷ XX, một số bảo tàng ở Mỹđã bắt đầu thử nghiệm dùng máy tính để xử lý tài liệu hiện vật. Vào giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, phần mềm “Hệ thống thông tin bảo tàng nghệ thuật (ARTIS)”; “Chương trình thông tin lịch sử nghệ thuật

(AHIP)”; “Hệ thống thông tin hiện vật bảo tàng (CIS)” … lần lượt được khai

thác ứng dụng . Vào cuối thập kỷ 70, một số ít bảo tàng ở Liên Xô cũng đã bắt

đầu sử dụng máy tính để xử lý dữ liệu tài liệu hiện vật. Trong quy hoạch 1996-

1998, ICOM đã đề ra mục tiêu máy tính hóa, tiêu chuẩn hóa mục lục tài liệu hiện

vật bảo tàng ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương…

Quản lý tài liệu hiện vật ở bảo tàng là một công việc phức tạp. Yêu cầu của công tác này là phải thường xuyên, kịp thời tiến hành một loạt các công

việc sau: đăng ký, phân loại, biên mục, bảo quản, tu sửa; phải nhanh chóng,

chính xác, cung cấp cho người sử dụng những thông tin liên quan đến tài liệu hiện vật. Muốn nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài liệu hiện vật thì

việc phải đưa máy tính vào sử dụng là xu thế tất yếu. Việc sử dụng máy tính

để quản lý tài liệu hiện vật sẽ giúp tốc độ tìm kiếm nhanh và chính xác hơn

nhiều so với việc làm bằng phương pháp tra cứu thủ công.

Nhờ vậy công tác nghiên cứu tài liệu hiện vật sẽ không cần thiết phải lấy ra những tài liệu, hiện vật từđó mức độ an toàn trong quản lý tài liệu hiện

vật sẽ được nâng cao, đồng thời sẽ làm giảm đi mâu thuẫn giữa việc bảo quản

và sử dụng tài liệu hiện vật, tạo điều kiện cho bảo tàng phổ biến rộng rãi hơn

nữa trong toàn xã hội các tài liệu hiện vật hiện có trong kho cơ sở.

Tại Bảo tàng HồChí Minh đã và đang tiến hành tin học hóa trong quản lý tài liệu hiện vật. Việc thực hiện tin học hóa phải đi kèm với việc cải cách và nâng cao hệ thống công tác và cơ chế quản lý, quy tắc, phương pháp của bảo tàng. Bên cạnh đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng đẩy mạnh công tác đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ về công nghệ thông tin và phổ cập tri thức tin học hóa. Bảo tàng Hồ Chí Minh cần thiết phải đạt tới trình độ tin học hóa quản lý tài liệu

hiện vật, nó đòi hỏi phải hoàn thiện và đổi mới không ngừng cũng như sự cố

gắng lâu dài, bền bỉ của đội ngũ cán bộ của Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ hàng vạn tài liệu về Chủ tịch

Hồ Chí Minh, đó là tài sản vô cùng quý hiếm, vô giá không chỉ của Bảo tàng

Hồ Chí Minh mà của cả dân tộc Việt Nam. Thông tin hiện vật cần được xử lý,

lưu giữ, quản lý một cách khoa học. Nhu cầu quản lý và khai thác thông tin vừa

mang tính thời sự trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài. Để đáp ứng

được yêu cầu đó cần phải xây dựng phương thức quản lý, điều hành mới dựa trên thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin.

2.3. Tình hình thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)