Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 85 - 87)

DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG

2.4.2. Những hạn chế, yếu kém

- Quản lý thông tin về hệ thống hóa di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật còn hạn chế. Hiện nay tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chưa thực sự có hoạt động nghiên cứu, đánh giá hệ thống tài liệu, hiện vật, chưa có chế tài bảo vệ phù hợp, chính vì vậy đã đưa đến thực trạng nhiều di sản tài liệu, hiện vật đang bị mai

một chưa phát huy được giá trị vốn có của bản thân tài liệu, hiện vật.

- Công tác đầu tư, huy động sử dụng các nguồn lực phục vụ cho bảo

tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật chưa được thực hiện tích cực.

Nguồn vốn huy động hàng năm chưa đáp ứng được việc bảo quản, phục chế

nên nhiều di sản vẫn đang trong tình trạng xuống cấp. Tư tưởng thụ động trông chờ vào nhà nước còn nặng nề trong một số viên chức không thể tránh khỏi tình trạng còn lúng túng trong bảo vệ, bảo tồn và phát huy di sản. Bảo

tàng chưa thực hiện tốt nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người

dân giám sát mọi hoạt động liên quan đến di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện

vật. Chưa huy động được sự tham gia chủ động, tích cực của người dân vào

các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật về

Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Năng lực của đội ngũ viên chức chuyên môn làm công tác bảo tồn và

nhiều hạn chế. Đội ngũ này chưa được tham gia nhiều vào các lớp tập huấn công tác nghiệp vụ trong điều kiện nhiều công việc kiêm nhiệm, chưa đúng

chuyên môn nhất là chuyên môn sâu trong lĩnh vực bảo tồn tài liệu, hiện vật.

Chếđộ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức làm việc trong các kho cơ

sở của Bảo tàng thời gian qua đã được Đảng bộ, Ban Giám đốc quan tâm, tuy

nhiên, chính sách đãi ngộ chung của Nhà nước đối với bộ phận viên chức này

chưa thật sự thoả đáng chưa tạo được đòn bẩy để viên chức hăng say làm việc,

cống hiến cho Bảo tàng: như chế độ tiền lương còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của viên chức; một số chế độ phụ cấp của viên chức đối với những công việc đặc biệt chưa có quy định hoặc có quy định

nhưng chưa thực hiện được (chẳng hạn như tăng phụ cấp cho viên chức trực

tiếp làm việc trong các kho cơ sở)

- Việc giao lưu trao đổi kinh nghiệm và áp dụng có chọn lọc kinh nghiệm về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở

Bảo tàng HồChí Minh chưa được đẩy mạnh.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát còn tiến hành chưa thường xuyên, công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra về hoạt động bảo tồn và phát huy

di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

với các cơ quan cùng cấp, với Bảo tàng Hồ Chí Minh chưa chặt chẽ nên hiện

lực, hiệu quả chưa cao.

Chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là biện pháp can thiệp

của Nhà nước vào lĩnh vực này nhằm đạt được những mục tiêu gìn giữ và

phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên nhân sự để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra còn mỏng nên đôi khi thực hiện công tác này vẫn còn mang tính hình thức, chưa thật sự đạt hiệu quả cao trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Cán bộ thực hiện kiểm tra nội bộ trong Bảo tàng có lúc còn chưa nắm vững những kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản tài liệu hiện vật, trình độ đào tạo còn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nên không thể phát huy hiệu quả của công tác kiểm tra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)