Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức bảo tồn và phát huy d

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 100 - 104)

DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức bảo tồn và phát huy d

phát huy di sản văn hóa đối vi tài liu, hin vt

Đội ngũ công chức, viên chức có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm

hiệu lực và hiệu quả của hoạt động công vụ. Phần lớn các thất bại của công việc là do những người tham gia vào công việc đã hoặc không có đủ năng lực

hoặc không có động cơ làm việc tốt. Vấn đềđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công

môn hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý cũng như thực hiện các công việc chuyên môn về tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị tài liệu, hiện vật. Bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu, hiện vật trong bảo tàng là một hoạt động không chỉmang tính hành chính đơn

thuần, tự thân nó là một hoạt động chuyên sâu. Những công việc như nghiên

cứu để hiểu các di sản, giám định di vật, cổ vật, nghiên cứu đề xuất các biện

pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản một cách khoa học, bảo đảm sự toàn vẹn và tính nguyên gốc của tài liệu, hiện vật đòi hỏi phải có những người am hiểu chuyên môn, có kinh nghiệm nghề nghiệp. Do đó, phát triển sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu, hiện vật luôn đi kèm với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực.

- Xây dựng chiến lược lâu dài về đào tạo đội ngũ chuyên sâu trong

công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật. Trên thế giới các nước đều có những chuyên gia rất giỏi về công tác bảo quản tài liệu, hiện vật bởi những người làm công tác này ngoài lĩnh vực chuyên môn công chức, viên chức cần phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực

và cũng phải biết tiếp cận, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại, ứng

dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu, hiện vật.

- Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, xây dựng giáo trình riêng về công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật.

Theo chương trình đào tạo của nước ta hiện nay (ta chủ yếu đào tạo cử nhân

bảo tàng, còn đa sốchương trình của nước ngoài là đào tạo sau đại học và đào

tạo cấp chứng chỉ), hoặc nếu có đào tạo bậc đại học thì họ đào tạo rất chuyên sâu. Vì vậy, chúng ta cần tham khảo tài liệu về chương trình đào tạo bảo quản

ở nước ngoài, khảo sát thực tế bảo tàng Việt Nam để xây dựng chương trình,

giáo trình đào tạo bảo quản tài liệu hiện vật cho cán bộ bảo tàng và di tích ở

Việt Nam cho phù hợp cả ở hai hình thức, đào tạo cho sinh viên và đào tạo nâng cao cho cán bộ đã qua công tác bảo tàng, di tích. Giáo trình cho sinh

viên phải được cập nhập những thông tin tư liệu mới của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực. Tăng cường thời gian giảng dạy và nội dung giảng dạy. Cần có lý thuyết sâu hơn và cùng với thực hành như: tổ chức triển lãm tài liệu, hiện vật, phục chế tài liệu, hiện vật …. Lĩnh vực bảo tồn tài liệu, hiện vật trong bảo tàng là lĩnh vực có tính liên ngành, vừa mang yếu tố của

lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, vừa liên quan đến kiến trúc, xây dựng …Vì vậy

hình thức đào tạo cho các đối tượng này cần nhiều kiến thức của các ngành khoa học và nghệ thuật khác nhau. Trong khâu đào tạo, bồi dưỡng phải hướng

đến các yêu cầu đảm bảo cho nhân sự bao gồm:

+ Về kiến thức: Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, nhân văn và

nghệ thuật đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả

năng học tập ở trình độ cao hơn; có trình độ lý luận về bảo tồn, bảo tàng; có

kiến thức tổng quát về bảo tồn phát huy giá trị tài liệu, hiện vật.

+ Về kỹnăng: Kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng thực hiện việc kiểm

kê và lập hồ sơ xếp hạng di tích; kỹ năng thực hiện các khâu nghiệp vụ bảo tàng (nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và tuyên truyền); kỹ

năng lập và điều hành các dự án bảo tồn và phát huy di sản tài liệu, hiện vật;

kỹnăng xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các di sản văn hóa.

Kỹ năng bổ trợ như kỹ năng giao tiếp xã hội và làm việc nhóm, khả

năng tự học và làm việc độc lập, sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn

phòng và phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành...

Nâng cao năng lực là một việc làm cần thiết thực hiện trước mắt để có

thể đáp ứng được các yêu cầu quản lý tài liệu, hiện vật hiện nay. Nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần được coi là ưu tiên nhằm nâng cao hiệu

quả công tác quản lý tài liệu, hiện vật. Việc nâng cao năng lực sẽ bao gồm:

các khóa đào tạo về quản lý hành chính; các khóa đào tạo, bồi dưỡng về trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý tài liệu hiện vật cũng như kiến thức pháp luật. Nhiệm vụ này có thể triển khai thông qua một số biện pháp sau:

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về di sản văn hóa, tổ chức các buổi triển lãm tài liệu, hiện vật trong Bảo tàng. Đối tượng theo học phải là

những cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, theo dõi các tài liệu, hiện vật này. Hình thức học bồi dưỡng ngắn hạn phải mang tính bắt buộc kết hợp nguồn

kinh phí đào tạo của Nhà nước;

- Bằng nhiều hình thức thực hiện phổ biến tuyên truyền rộng rãi chủ

trương về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ di sản văn

hóa đối với tài liệu, hiện vật và định hướng quản lý nguồn nội lực đó một

cách có hiệu lực, hiệu quả. Các chương trình đào tạo này cần được xây dựng

trên cơ sở nghiên cứu đánh giá nhu cầu của học viên, tập trung vào một số

lĩnh vực mà cán bộcác kho lưu trữ của Bảo tàng còn thiếu hụt. Ngoài ra, việc

trao đổi, gửi cán bộ tham gia các khóa đào tạo của các tổ chức, viện nghiên

cứu có liên quan cũng cần được tăng cường. Do đó, trước mắt có thể ưu tiên

tổ chức các lớp bồi dưỡng hoặc các khóa học ngắn hạn, tập trung vào từng nội dung chủ đề cụ thể nhằm kịp thời hỗ trợ cho các cán bộ, góp phần nâng cao

hiệu quả hoạt động.

Kiến thức về pháp luật cũng là một khía cạnh của nội dung đào tạo mà các cán bộ làm công tác quản lý di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật cần

phải bổ sung đặc biệt là kiến thức pháp luật về quản lý di sản, quản lý môi

trường, quản lý các hoạt động xây dựng đấu thầu.

- Nhà nước cần xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành

cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật,

khuyến khích và đẩy mạnh phong trào học ngoại ngữ cho công chức, viên

chức của Bảo tàng Hồ Chí Minh để qua đó họ có thể tiếp cận ngoại ngữ để

phục vụ cho việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến về

nghiệp vụ chuyên môn của mình.

Việc đào tạo nguồn nhân lực trong công tác quản lý nhà nước đối với

các di sản văn hóa tài liệu, hiện vật cũng cần phải gắn liền với việc đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, được thiết lập trên cơ sở nguồn nhân lực sẵn có tại các Bảo tàng. Giai đoạn đầu cần tập trung đào tạo một số nhân viên chuyên trách có

đủ kiến thức tổng hợp về di sản để phụ trách hệ thống như xây dựng dữ liệu, mô hình, phân tích và biểu thị. Tổ chức các khóa đào tạo cơ bản và nâng cao

đối với nhóm như nhóm chuyên gia, nhóm kỹ thuật viên.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia, thợ lành nghề có trình độ chuyên

môn cao, đảm bảo cả số lượng và chất lượng đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và

thực thi nghiệp vụ bảo quản, tu bổ, tôn tạo đối với di sản văn hóa tài liệu, hiện

vật, đủ năng lực để nghiên cứu, lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát

huy giá trị của tài liệu, hiện vật là một vấn đề quan trọng cho tương lai.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật trong như: Phụ

cấp đặc thù cho những người làm công tác này, mở rộng đối tượng được

hưởng phụ cấp, nâng hệ số phụ cấp, tăng lương, khen thưởng, khuyến khích

và động viên kịp thời … Chỉ khi chính sách đãi ngộ của nhà nước hợp lý thì

công chức, viên chức mới tâm huyết với nghề hơn, an tâm công tác, phấn đấu

vươn lên để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược giao. Bởi tính chất công việc

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật trong các

bảo tàng đòi hỏi công chức, viên chức phải cần cù, chịu khó và âm thầm để

đảm bảo yêu cầu và kỹ thuật chuyên môn. Trong lao động họ phải trực tiếp tiếp xúc với bụi bẩn, nấm mốc .. trong các kho bảo quản ảnh hưởng đến sức

khỏe của người công chức, viên chức từ đó nảy sinh ý định chuyển công tác là

không ngoại trừ.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách quy định về hệ số tiền lương của

những người trực tiếp làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

đối với tài liệu, hiện vật trong kho lưu trữ của Bảo tàng Hồ Chí Minh nói riêng các bảo tàng nói chung để ngang bằng với ngành nghề khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)