Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 107 - 114)

DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG

3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật,

lut, gii quyết khiếu ni, t cáo và x lý vi phm pháp lut v di sản văn

hóa đối vi tài liu, hin vt

Thanh tra, kiểm tra vừa là công cụ vừa là phương thức tác động hướng

đến đích của chủ thể quản lý nhằm xem xét một cách toàn diện các hoạt động

quản lý, thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp

hành một cách chính xác, đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết

định phải đề ra quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó không thể

thiếu được hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá,

nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để kiểm nghiệm lại chính nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý. Thanh tra thực chất góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Để thực hiện tốt các chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản

văn hóa đối với tài liệu, hiện vật cần tăng cường hoàn thiện các công cụ quản

lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, nội bộ

trong Bảo tàng nhằm hướng tới việc bảo tồn tốt hơn, nâng cao tuổi thọ cho các tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xây dựng và hoàn thiện các

quy định về thanh tra, kiểm tra và có các chế tài đối với vi phạm trong hoạt

động sưu tầm, bảo tồn tài liệu, hiện vật. Đồng thời, kiện toàn các cơ quan

chuyên trách thuộc ngành văn hóa, bảo đảm tính độc lập tương đối của các cơ

quan này trong hoạt động kiểm tra, giám sát các bảo tàng.

Cần bảo đảm kết quả hoạt động thanh tra có chất lượng tốt. Đây là vấn

đề cốt lõi trong hoạt động thanh tra. Để làm được điều này, trước hết cần xác

định đúng mục đích của hoạt động thanh tra. Tiếp đó, khâu quan trọng nhất

cần bảo đảm chất lượng tốt là toàn bộ quá trình tiến hành một cuộc thanh tra

theo Đoàn Thanh tra. Đây chính là quá trình hoạt động đưa đến kết quả trực

tiếp là các kết luận, kiến nghị.

Cần nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hội đối với kết quả hoạt động

thanh tra. Cụ thể là, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, phân tích rõ vai trò trách nhiệm của cơ quan thanh tra, của

thủ trưởng cơ quan và các chủ thể khác có liên quan trong việc tạo ra những

kết quả thanh tra tốt, xác định vai trò quyết định của thủ trưởng cơ quan trong

việc phát huy kết quả hoạt động thanh tra. Thực hiện triệt để việc công khai, minh bạch các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra theo đúng quy định của pháp luật, tạo dư luận tốt đối với kết quả làm việc của cơ quan thanh tra

Bên cạnh việc tăng cường sự giám sát, chỉđạo chặt chẽ của các cơ quan

có liên quan đối với hoạt động sưu tầm, bảo tồn tài liệu, hiện vật trong Bảo

tàng Hồ Chí minh cần thiết phải xây dựng cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Một nguyên tác cho sự thành công khi thực hiện bất ký công việc nào đó là, phải luôn gắn nghĩa vụ với quyền lợi, trách nhiệm với lợi ích, luôn đảm bảo lợi ích

công cao. Quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị phải thực hiện sưu

tầm, bảo quản tài liệu, hiện vật đạt kết quả ở mức độ nào, nếu đạt được mức

độ đó thì phần thưởng tương xứng sẽ là gì, ngược lại nếu không đạt được kết

quả đó thì mức phạt và hình thức sẽ là gì? Đềqua đó gắn chặt trách nhiệm với

quyền lợi của thủ trưởng cũng như sự quản lý của cơ quan nhà nước đối với

công tác sưu tầm, bảo quản tài liệu trong bảo tàng. Thực hiện được các cơ chế

đó sẽ có tác dụng tích cực tới việc thực hiện quản lý nhà nước đối với công

tác sưu tầm, bảo quản tài liệu, hiện vật.

* Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách bảo tồn di sản

văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh. Xuất phát từ

nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đã được phân tích ở chương 2,

chương 3 của luận văn đã đề ra mục tiêu của việc nâng cao chất lượng công

tác thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Từ

đó, luận văn đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác

KẾT LUẬN

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn thể dân tộc Việt

Nam đang ra sức phát huy di sản Hồ Chí Minh, đẩy mạnh toàn diện công

cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, đưa

đất nước phát triển theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công

bằng văn minh, vững bước đi lên chủnghĩa xã hội. Trong công cuộc này, Bảo

tàng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ là địa chỉ tin cậy, là điểm hẹn thiêng liêng

của mỗi người dân Việt Nam, là điểm đến của du khách quốc tế khi về thăm

Thủđô Hà Nội.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi lưu giữ hàng vạn tài liệu, hiện vật về Người, trong những năm qua Bảo tàng đặc biệt coi trong công tác sưu tầm, bảo quản tài liệu, hiện vật bởi nó không chỉ liên quan đến sự tồn tại của Bảo tàng mà toàn bộ khối tài liệu, hiện vật này thuộc loại hình văn hóa vật thể, là loại tài sản không thể tái sinh và không thể thay thế nhưng rất dễ bị biến dạng

do tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: khí hậu, thời tiết, thiên tai, sự khai

thác không có sự kiểm soát chặt chẽ…. Chính vì vậy, việc gìn giữ, bảo quản

một khối lượng đồ sộ tài liệu, hiện vật đó để giảm thiểu mức thấp nhất những

tác động của môi trường, của thời gian là vấn đề đặt ra đối với Bảo tàng Hồ

Chí Minh.

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giảđã tập trung giải quyết

ba nội dung chính như sau:

- Khái quát hóa những vấn đề lý luận và chính sách bảo tồn di sản văn

hóa đối với tài liệu, hiện vật. Trong đó, tác giảđi sâu làm rõ những vấn đềcơ

bản về chính sách, di sản văn hóa, tài liệu, hiện vật và chính sách bảo tồn di

sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật.

- Trên cơ sở hệ thống lý luận, tác giả phân tích thực trạng thực hiện

chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh từ đó rút ra những đánh giá cơ bản về kết quả đã đạt được, những tồn tại

hạn chế và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng.

- Từ những đánh giá trên, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp

nâng cao chất lượng đối với công tác bảo quản tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Chủ tịch HồChí Minh đã đi xa, nhưng tư tưởng và tấm gương đạo đức

của Người là di sản văn hóa to lớn của thời đại, là hành trang và điểm tựa để

dân tộc ta vững bước trên con đường phát triển. Là nơi nghiên cứu, lưu giữ và phát huy những giá trị vô giá đó, các thế hệ công chức, viên chức và người lao

động của Bảo tàng đã, đang và sẽ phấn đấu để Bảo tàng mãi là trường học lớn,

là nhịp cầu văn hóa nối quá khứ với hiện tại, là điểm đến của đồng bào, đồng chí và bè bạn quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận

Hoá, Huế.

2. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Báo cáo Tổng kết năm.

3. Cục Bảo tồn bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1996), 50

năm bảo tồn văn hóa dân tộc.

4. Cục Bảo tồn bảo tàng (2015), Báo cáo kết quả hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh kỷ niệm 45 năm ngày thành lập.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo chính trị trình tại Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XII.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc,

Nxb Văn hóa thể thao, Hà Nội.

9. Phan Khanh (1998), Bảo tàng và sự đổi mới bảo tàng (Đổi mới các

hoạt động bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hà Nội.

10. Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 2002.

11. Luật lưu trữ số 01/2011/QH13, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11

năm 2011.

12. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nghị định 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chính phủ ban

14. Nghịđịnh số98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Di sản văn hóa và luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật Di sản

văn hóa, Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 9 năm 2010.

15. Nicolas Wanery, Làm thức dậy những trang sách cổ - http://www.tuoitre.com.vn ngày24 tháng9 năm 2007.

16. Vương Hoằng Quân (1999), Cơ sở Bảo tàng học Trung Quốc, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT về việc ban hành Quy chế kiểm

kê, bảo tồn hiện vật bảo tàng, Bộvăn hóa Thể thao và Du lịch ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2006.

18. Quyết định số 437/QĐ-BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch ban hành ngày 03 tháng 3 năm 2014.

19. Thủ tướng Chính phủ (1993), Quyết định số 25-TTg về một số

chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật.

20. Thủ tướng Chính Phủ (2005), Quyết định số156/2005/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020.

21. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1211/QĐ-Ttg phê

duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vềvăn hóa giai đoạn 2012-2015.

22. Lưu Trần Tiêu (2007), Con đường tiếp cận di sản văn hóa, Tạp chí Khoa học xã hội.

23. Từđiển Bách khoa Việt Nam (1995), Nxb. Từđiển Bách khoa, Hà Nội. 24. Từ điển Tiếng Anh (Oxford English Dictionary) (1989), Nxb Đại học Oxford, Anh.

25. UNESCO (2003), “Công ước bảo vệ di sản văn hóa”, Thông báo khoa học Viện Văn hóa - Thông tin.

26. UNESCO (2004), “Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, Thông báo khoa học Viện Văn hóa - Thông tin.

28. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm,

Nxb Văn học, Hà nội.

29. Nguyễn Thị Nữ Y (2011), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn

hóa ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Luận văn thạc sỹVăn hóa

học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

30. Michael Hill: The Policy Process in the Mordern State, Third Edition, Prentice, 1977, p7.

31. Michael Howlett and M. Ramesh: Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems, Oxford University Press, 1995, p4.

32. Michael Howlett and M. Ramesh: Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems, Ibid, p5.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)