Hoàn thiện chính sách tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo tồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 104 - 107)

DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG

3.2.4. Hoàn thiện chính sách tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo tồn

bo tn và phát huy di sản văn hóa đối vi tài liu, hin vt

Nhà nước ta cần có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác

trị di sản văn hóa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều

ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Củng cố tổ chức bộ phận chuyên sâu về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật trong công tác hợp tác quốc tế

của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Yêu cầu công chức, viên chức làm việc trong bộ

phận này phải thông thạo về ngoại ngữ và có trình độ hiểu biết về cuộc đời và

con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, nhất là sau khi nước ta gia nhập tổ

chức Thương mại thế giới (WTO), xu thế tăng cường giao lưu, hội nhập về

văn hóa của nước ta là tất yếu. Cần có chính sách chủ động đón nhận các

cơ hội phát triển cũng như vượt qua các thử thách để giữ gìn những di sản

văn hóa của dân tộc; tiếp thu những kiến thức kinh nghiệm bảo tồn tài liệu,

hiện vật trong Bảo tàng của các nước cùng với những trang thiết bị chuyên dụng hiện đại, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cấu hóa đối

với văn hóa nước ta.

Xây dựng quy chế hợp tác quốc tế của bảo tàng Hồ Chí Minh quy định về: Chế độ báo cáo kết quả của đoàn ra, kết quả hoạt động các đoàn vào; tổ

chức hội thảo học tập kinh nghiệm nước ngoài khi mỗi đoàn đi trở về hoặc là chế độ thông tin khoa học nghiệp vụ; chính sách đẩy mạnh hợp tác song

phương với các nước đặc biệt là những nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống

và làm việc để tìm kiếm, bảo vệ các tài liệu, hiện vật của Người.

Hợp tác quốc tế trong việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn tài liệu, hiện vật. Bảo tàng cần tăng cường áp dụng các thành quả khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào công tác bảo tồn tài liệu, hiện vật. Xây dựng ngân hàng dữ liệu về hiện vật, ứng dụng tin học vào kiểm kê tài liệu, hiện vật.

Là Bảo tàng đầu hệ (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số

156/2005/QĐ-TTg ngày 23-6-2005 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể của

hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020) đã cùng 13 đơn vị trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước không

ngừng được củng cố và phát triển, đã phát huy tốt các giá trị di sản Hồ Chí

Minh tới nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Bảo tàng Hồ Chí Minh cần

giữ vững và làm tròn vai trò hướng dẫn về nghiệp vụ cho các đơn vị trong hệ

thống. Cùng với đó, Bảo tàng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, cá nhân

và các nhà khoa học ở một số nước như Trung Quốc, Pháp, Thái Lan, Lào, Nga... nghiên cứu, bảo tồn các di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và sưu tầm các tài liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người; đồng thời xây dựng quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức ở nhiều nước như Trung

Quốc, Lào, Pháp, Nga, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Mêhicô, Cuba tổ

chức các hội thảo khoa học, triển lãm, đặt tượng... về Hồ Chí Minh.

- Chủđộng nghiên cứu, đề xuất các đề án, chính sách tôn vinh Bác đối

với việc đề cao tư tưởng và hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các địa bàn

trên thế giới; từ đó tuyên truyền về đất nước và con người Việt Nam; duy trì

tốt việc lưu giữ và bảo vệ những dấu tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc sưu

tầm tư liệu, di tích, bảo tồn, tôn tạo và mở rộng, phát triển, làm mới một số

khu di tích, tưởng niệm. Xây dựng nội dung cụ thể của Đề án nhằm góp phần

làm cho chính quyền, các giới và nhân dân nhiều nước trên thế giới hiểu rõ

hơn về tư tưởng, đạo đức, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền

thống văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung. Đề cao và phát huy

giá trị tư tưởng, đạo đức, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tăng cường quảng bá hình ảnh, văn hóa, lịch sử, truyền thống và con người Việt Nam trên

thế giới qua hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và góp phần phát triển, làm

sâu sắc thêm quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.

Có chính sách để gắn kết, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt

bảo vệ và phát triển những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu tích, dưới

cả góc độ vật thể và phi vật thể.

Thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm một số hình ảnh và hiện vật về các hình thức tôn vinh Bác “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài”. Thông

qua hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” Hồ Chí Minh, thế giới sẽ hiểu rõ

hơn truyền thống yêu nước và ý chí vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất

và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Thông qua hình ảnh “Người cha của các lực lượng vũ trang Việt Nam,” thế giới hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng dựng nước, giữ nước và nghệ thuật quân sự của nhân dân Việt Nam đây

là dịp để khuyến khích và động viên các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong và

ngoài nước ủng hộ, giúp đỡ, tài trợ Bảo tàng Hồ Chí Minh trong việc sưu tầm, chuyển giao và trao tặng các tài liệu, ảnh và hiện vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác văn hóa, kinh tế

giữa Việt Nam và các nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở bảo tàng hồ chí minh (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)