Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở cấp xã trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 27)

Theo nghĩa chung nhất, cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định.

Ở Việt Nam từ trước tới nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về cải cách thủ tục hành chính, trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các giáo trình còn có quan điểm khác nhau, chúng tôi xin nêu ra một số quan

Tại Quyết định số 30/2007/ QĐ-TTg ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2007 về phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010 định nghĩa: “Cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá vì đây là khâu đầu tiên quyết định chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước và của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [19, tr.20].

Thời gian đầu của cải cách hành chính Chính phủ đã chọn cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá vì ba lý do sau:

Một là, cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung bức thiết nhất lúc đó.

Hai là, trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn chưa thể thực hiện đồng loạt các nội dung khác cùng lúc thì cải cách thủ tục hành chính là khâu nên tập trung nguồn lực để giải quyết.

Ba là, Cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung khác, thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định được căn bản các công việc của cơ quan quản lý Nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước xác định, cải cách hành chính mà trước hết là cải cách thủ tục hành chính luôn là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân.

Cải cách thủ tục hành chính, không chỉ nhìn từ khía cạnh kinh tế (tiết kiệm tiền của, xây dựng môi trường pháp lý để các thành phần kinh tế, các

nhà đầu tư yên tâm làm ăn, phát triển); không chỉ nhìn từ khía cạnh xã hội (tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước). Cải cách thủ tục hành chính còn xuất phát từ việc sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiện đại; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng

chuyên nghiệp hóa; góp phần bài trừ tệ quan liêu, cửa quyền, hối lộ, làm trong sạch bộ máy Nhà nước.

Cải cách thủ tục hành chính là biện pháp thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu hoàn thiện một hoặc nhiều nội dung mang tính thủ tục của nền hành chính nhà nước nhằm nângcao năng lực, hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở cấp xã trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 27)