Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở cấp xã trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 40)

thành phố Việt Trì

a. Cơ chế một cửa

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” là một giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, công

dân.

Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân

bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước đó”.

b. Mục đích của việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cấp xã

Cải cách thủ tục hành chính là giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn và cản trở việc giải quyết công việc chung, làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức, công dân. Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số

38/CP ngày 4-5-1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trên lộ trình thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, cơ chế “một cửa” đã ra đời và được thí điểm rộng rãi trên cả nước.

Việc cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế “một cửa”, được triển khai mạnh trong quá trình thực hiện

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011–2015.

Theo chủ trương đó Quyết định Số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ra đời, đã tạo ra một cách thức giải quyết công việc hiệu quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối quan hệ giữa chính quyền và công dân thông qua việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Khi cơ chế “một cửa” ra đời, thay vì việc công dân tổ chức khi muốn giải quyết hồ sơ hành chính thì phải tự mình đi liên hệ với nhiều bộ phận chuyên môn khác nhau của cơ quan hành chính nhà nước thì nay công dân, tổ chức chỉ cần tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành

chính nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn đó nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn chờ ngày nhận kết quả hồ sơ, còn các công việc liên hệ làm việc với các phòng ban chuyên môn thì thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính tiếp nhận hồ sơ đó. Mô hình “một cửa” ra đời nhanh chóng được triển khai và nhân rộng khắp các địa phương trong cả nước, được người dân hoan nghênh, hưởng ứng do hiệu quả tích cực của mô hình này mang lại. Có thể nhận thấy, cơ chế “một cửa” là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước.

Mục đích của việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND cấp xã:

+ Góp phần sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà

nước theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả hiệu lực

+ Góp phần làm rõ, đúng trách nhiệm của bộ máy cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân

+ Rút ngắn quy trình xử lý hồ sơ. Các quy định về thủ tục hành chính được công khai, minh bạch hóa, giảm đáng kể thời gian chờ đợi cho công dân

+ Giảm bớt gánh nặng cho cán bộ lãnh đạo cơ quan hành chính để họ tập trung vào các vấn đề mang tính chiến lược

+ Giảm tối đa sự phiền hà cho tổ chức, công dân, góp phần chống tệ quan lieu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức; tạo

lòng tin của người dân đối với mọi cơ quan nhà nước, chuyển dần từ cơ chế xin cho sang cơ chế phục vụ

+ Nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước, đảm bảo hạnh phúc cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

+ Tạo thuận lợi để người dân tham gia giám sát và xây dựng chính quyền

c. Yêu cầu đối với việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cấp xã thành phố Việt Trì

+ Nhận thức đúng và thực hiện nghiêm túc

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, nền hành chính nước nhà cần phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của đất nước, hiện đại hơn và hội nhập kinh tế quốc tế. Yêu cầu căn bản của áp dụng cơ chế một cửa là tập trung giải quyết hồ sơ công việc tại một đầu mối của cơ quan hành chính. Cơ chế này làm cho thủ tục thực hiện công việc gọn hơn, khắc phục tình trạng công dân khi phát sinh một việc phải giao dịch với nhiều bộ phận, nhiều nấc trong thực hiện các nghĩa vụ cũng như tiếp xúc với cơ quan chức năng nhà nước. Như vậy khi giao dịch công việc với cơ quan chức năng theo cơ chế này, công dân

chỉ phải làm thủ tục, nộp các loại hồ sơ cũng như nhận kết quả tại duy nhất một bộ phận của cơ quan hành chính theo quy định thống nhất.

+ Yêu cầu đối với việc triển khai

Thủ trưởng các đơn vị ban hành quy chế làm việc quy định quy trình chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong thực hiện cơ chế một cửa; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Bố trí cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: là những cán bộ, công chức có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt, có khả năng giao tiếp với tổ chức, công dân. Cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải đeo thẻ cán bộ, công chức, ghi rõ họ tên, chức danh. Trên bàn làm việc của cán bộ, công chức phải có bảng ghi rõ giải quyết công việc gì

Bố trí phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách thích hợp, đủ điều kiện làm việc.

Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Có các hình thức thông báo, tuyên truyền thích hợp để tổ chức, công dân biết về hoạt động theo cơ chế một cửa tại địa phương

Quy định rõ các chức năng, trách nhiệm phối hợp công tác, thời gian giải quyết cụ thể… tại một cơ quan là quan trọng, bởi nếu không sẽ thiếu hiệu quả hay dễ sinh ách tắc trong xử lý công việc, tránh cách làm hình thức áp dụng cơ chế một cửa những không đồng bộ nên gây tốn kém và tâm lý không tốt cho người giao dịch

+ Yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Vận dụng cơ chế một cửa, vấn đề năng lực của cán bộ nói chung là rất quan trọng, đặt ra như một yêu cầu đầu tiên để tăng cường và củng cố. Đặc biệt năng lực của bộ phận xử lý công việc tại một cửa càng phải được quan tâm. Sắp xếp cán bộ ở đây phải phù hợp với xử lý công việc thực tế. Có thể nói, cán bộ phụ trách bộ phận này cũng như những người xử lý công việc ở đây được coi là bộ mặt của một cơ quan. Họ phải có năng lực tổng hợp, nắm bắt bao quát chính sách, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các công việc đảm nhận. Đồng thời cán bộ ở đây cũng phải có kỹ năng giao tiếp hiện đại và có kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý. Có thể nói đây là điểm yếu của nhiều cơ quan hành chính trong quá trình chuyển đổi cơ chế, khi thay đổi quan niệm

giữa công dân và cơ quan hành chính nhà nước theo hướng thân thiện hơn.

Thực tế hiện nay nhiều nơi đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu này. Điều đó đòi hỏi cần thiết nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác tại bộ phận một cửa nói riêng.

Chẳng hạn, nếu người phụ trách bộ phận một cửa không nắm chắc thực chất một công việc phải xử lý thì quá trình hỗ trợ hay tư vấn, trả lời văn bản cho tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ dễ chồng chéo hoặc mất nhiều thời gian không theo mong muốn. Tương tự như vậy, nếu máy móc xử lý công việc theo kiểu một cửa nhưng cách tổ chức vẫn qua nhiều bộ phận, nhiều bước xử lý đằng sau mà không căn cứ sát thực tế để vận dụng thì sẽ thiếu hiệu quả và có thể rườm rà hơn trước. Cũng phải nói rằng việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa là không máy móc nhất nhất theo một mô típ mà có thể vận dụng cụ thể cho từng nơi. Tất cả việc vận dụng đều phải đạt một yêu cầu đầu tiên là hiệu quả, thiết thực, tiến bộ.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong phạm vi chương này, tôi đã lần lượt đề cập đến một số vấn đề lý thuyết từ những khái niệm, đặc điểm của thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính đến việc tìm hiểu cơ chế một cửa, yêu cầu và cách thức giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND cấp xã. Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản nhất làm cơ sở tiền đề cho việc phân tích, đánh giá quá trình triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở cấp xã trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 40)