Tiếp tục công khai hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng như có cơ chế rà soát phù hợp
Việc đơn giản và công khai hóa các thủ tục hành chính trong việc giải quyết mối liên hệ giữa nhà nước với công dân, tổ chức là điều kiện góp phần tăng cường hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu của khách hàng. Đối với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã việc công khai chính là cơ sở để kiểm tra quá trình thực hiện các thủ tục, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ đối với công dân. Do đó, để công tác đơn giản hóa và công khai hóa các thủ tục
hành chính đạt hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tiếp tục công khai hóa và cập nhật thường xuyên các thủ tục hành chính bao gồm: các điều kiện cần và đủ để giải quyết hồsơ, các mẫu, giấy tờ
trong hồ sơ, thời gian giải quyết từng loại hồ sơ, lệ phí hành chính ở các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên đối với mỗi loại hồsơ.
- UBND các xã, phường phải tiến hành niêm yết đầy đủ các quy định về thủ tục hồsơ, thời hạn giải quyết, phí, lệ phí đến từng khu dân cư, nhà văn
hóa.
- Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ những thủ tục không còn phù hợp
- Công khai các thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức: tuyên truyền
trên phương tiện thông tin đại chung, niêm yết ở nơi thuận lợi tại trụ sở UBND phường, thông quá các cuộc họp tổ dân phố, đăng tải thủ tục hành
chính trên các trang điện tử của UBND cấp xã để công dân, tổ chức có thể
truy cập và nắm bắt thông tin dễ dàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và hướng đẫn việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại cấp cơ sở bảo đảm thực hiện nghiêm các thủ
tục hành chính đã được công bố công khai và tiếp tục thực hiện có hiệu quả
công tác cải cách thủ tục hành chính.
Tích cực tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân đân và đội ngũ
cán bộ công chức về cải cách hành chính nhà nước nói chung, về lợi ích thiết thực từ việc thực hiện cơ chế một cửa nói riêng. Làm sâu sắc nhận thức về các mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước và trong đó cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là một phần trong những mục tiêu đó.
Nhận thức của người dân về cải cách hành chính được nâng lên sẽ giúp họ có những đóng góp, đồng tình cũng như giám sát, phản biện xã hội tốt hơn góp
phần thực hiện thành công công cuộc CCHC mà Đảng và Nhà nước ta đang
quyết tâm thực hiện.
Trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương
Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức cấp xã, đăc biệt là các công chức trực tiếp thực thi công vụ tại bộ phận một cửa được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thường xuyên với những địa phương, mô hình tốt là điều cần thiết góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình một cửa cấp huyện. Thực tế hoạt động của cơ chế một cửa hiện nay tuy triển khai đồng bộở tất cả các địa phương nhưng số lượng, loại thủ tục hành chính được giải quyết tại bộ phận một cửa ở các xã, phường có sự khác nhau. Bên cạnh đó khó khăn, vướng mắc cũng như thuận lợi và kinh nghiệm xử lý vấn đề phát sinh từ thực tiễn mỗi địa phương lại có những cách và phương pháp làm hiệu quả khác nhau. Chính vì vậy sự trao đổi, chia sẻ học tập kinh nghiệm lẫn nhau về hoạt động của cơ chế một cửa là rất cần thiết và hữu dụng. Thông qua trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo và công chức các xã, phường có cơ hội tiếp cận, chia sẻ những bài học kinh nghiệm tốt, phương pháp làm hay để từ đó có
thể vận dụng, áp dụng vào địa phương mình một cách linh hoạt và hiệu quả đem lại kết quả cao nhất. Trong tương lai việc làm này được thực hiện thường
xuyên và khi có cơ chế cho phép thì việc thực hiện liên thông ngang giữa các xã trong giải quyết một số loại thủ tục hành chính sẽ rất thuận lợi và hiệu quả.
Tiểu kết Chƣơng 3
Để tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các nguồn lực phát triển sản xuất cần phải khẩn trương khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa”. Việc tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” cấp xã trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là một yêu cầu khách quan. Chương này đã đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả khi triển khai, thực hiện cải cách thủ tục hành chính cấp xã. Các giải pháp trên đòi hỏi phải có phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với nhau. Nếu các giải pháp trên được thực hiện sẽ góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế trong
KẾT LUẬN
Nước ta đang bước vào một giai đoạn mới, một thời kỳ mới, một cơ hội mới để đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đưa đất nước hoà nhập với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Để có được điều đó phải kể đến vai trò to lớn của cải cách thủ tục hành chính và trong đó đặc biệt quan trọng là thực hiện cơ chế một cửa.
Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đã tạo ra những chuyển biến bước đầu trong phương thức làm việc của cơ quan công quyền, thông qua đó góp phần từng bước đổi mới cơ bản mối quan hệ cơ quan hành chính nhà nước địa phương với người dân theo hướng chuyển từ hình thức cai trị sang phục vụ,
mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho quá trình đổi mới đất nước và hội nhập với thế giới.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở chính quyền cấp xã, phường luôn là khâu then chốt, quyết định trong việc giải quyết những TTHC cho tổ chức cá nhân. Đó cũng là khâu quan trọng trong việc tạo mối quan hệ giữa chính quyền cơ sở với người dân, liên quan đến cả hoạt động cả bộ máy chính hành chính, thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính. Việc thực hiện đó của chính quyền cấp xã, phường có thực sự đem lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Từ việc xác định các quan điểm làm tư tưởng chỉ đạo đến
việc đề ra các giải pháp đồng bộ, sát hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tác giả đã chỉ ra được những mặt đạt được, mặt
còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; từ đó đề xuất 6 nhóm giải pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các xã phường trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới.
Những giải pháp mà luận văn phân tích mang tính đồng bộ và không thể coi nhẹ giải pháp nào. Trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính của UBND phường, thì chủ thể thực hiện các cơ quan nhà nước; Đội ngủ cán bộ, công chức phường. Chính vì vậy, các giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện bộ máy, nhân sự thực hiện các thủ tục hành chính, đặt trọng tâm là hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại Bộ phận này, phát huy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong việc kiểm soát thủ tục hành chính, quán triệt và thực hiện phương châm kết hợp chặc chẽ giữa xây dựng và phòng ngừa xử lý tiêu cực trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính. Mặt khác, Tăng cường sự kiểm tra của UBND thành phố, sự chỉ đạo của Ban tổ chức đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư pháp (2014), Thông tư 07/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày
24/02/2014 hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban
hành.
2. Bộ Tư pháp (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
3. Bộ Tư pháp (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 31/12/2014 hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm
2010 về kiểm soát thủ tục hành chính
5. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30C/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011
ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011-2020
6. Chính phủ (2013), Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
7. Đinh Ngọc Vượng (2006), Cải cách hành chính xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay, Viện Nhà nước và pháp luật Việt Nam.
8. Đỗ Mạnh Cường (2013), Mô hình “Một cửa” trong thực hiện thủ tục
hành chính tại UBND cấp huyện tỉnh Hưng Yên.
9. Đoàn Trọng Truyến (2006), Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tư pháp.
10. Học viện hành chính Quốc gia (2011), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước (Phần II: Hành chính và Công nghệ hành chính), NXB Khoa học và Kỹ thuật.
11. Hội đồng nhân dân (2013), Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐND 15/07/2013
Quy định nội dung, mức chi cho công tác cải cách hành chính nhà nước và hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh Phú Thọ
12. Khoa văn bản và công nghệ hành chính - Học Viện Hành chính Quốc
gia (2012), Giáo trình Thủ tục hành chính, NXB Khoa học và kỹ thuật.
13. Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB
Chính trị Quốc gia.
14. Nguyễn Đức Vượng (2007), “Nâng cao hiệu quả của cơ chế “một cửa”
trong công tác quản lý hành chính nhà nước tại Ủy ban nhân dân cấp phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
15. Nguyễn Ngọc Hiển (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính
ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Hậu (2015), Kỹ năng nghiệp vụ hành chính, Nhà xuất bản
Lao động.
17. Nguyễn Văn Thâm và TS. Võ Kim Sơn (2002), Thủ tục hành chính -
Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia.
18. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày
17 tháng 9 năm 2001 phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
19. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày
04 tháng 9 năm 2003 về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “ một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
20. Thủ tướng Chính phủ (2006) Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27
tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006-2010
21. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10
tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn
2007- 2010
22. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg ngày 22
tháng 6 năm 2007 về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
23. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 07/QĐ- TTg ngày 04
tháng 01 năm 2008 phê duyết kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007- 2010
24. Thủ tướng chính phủ (2013), Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 về
việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giài đoạn 2011-2020.
25. Thủ tướng Chính phủ (2015), Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 về
việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính
26. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày
06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015
27. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày
25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 5 năm 2015, thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22
tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
28. Từ Điển (2001), Cải cách hành chính và cải cách kinh tế, NXB Chính trị quốc gia.
29. Ủy ban nhân dân (2013), Quyết định số 3248/ QĐ-UBND ngày
17/12/2013 Quyết định phê duyệt danh sách cán bộ, công chức đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành, thị và UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
30. Ủy ban nhân dân (2015), Kế hoạch số 5491/KH-UBND ngày
31/12/2015 của UBND tỉnh về cải cách hành chính nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020
31. Ủy ban nhân dân (2015), Kế hoạch số 5493/KH-UBND, ngày
31/12/2015 của UBND tỉnh về việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2016
32. Ủy ban nhân dân (2015), Kế hoạch số 5494/KH-UBND ngày
31/12/2015 của UBND tỉnh về thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016
33. Ủy ban nhân dân (2015), Kế hoạch số 803/KH-UBND, ngày 18/3/2015
về việc thông tin, tuyên truyền về công tác cải cách hành chính nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013-2015
34. Ủy ban nhân dân (2015), Quyết định 19/2015/QĐ-UBND ngày
22/12/2015 về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Phú Thọ
35. Ủy ban nhân dân (2015), Quyết định số 1007/QĐ-UBND, ngày
19/05/2015 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Phú Thọ
36. Ủy ban nhân dân (2015), Quyết định số 1241/UBND-NC1 ngày
06/4/2016 của UBND tỉnh về thực hiện chuẩn hóa TTHC theo Quyết
37. Ủy ban nhân dân (2015), Quyết định số 1286/QĐ-UBND, ngày 11/06/2015 về việc Phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính quy định