Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần dệt may thiên an phát (Trang 27 - 29)

Đánh giá kết quả thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong Quản trị nguồn nhân lực, giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để hoạch định, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và phát triển nhân sự. Đánh giá đúng năng lực của cán bộ công nhân viên quyết định một phần không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp. Đó là sự đánh giá có hệ thống tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng trước đó.

Vai trò của việc đánh giá kết quả thực hiện công việc

- Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên cung cấp các thông tin cơ bản để đưa ra các quyết định về vấn đề tiền lương của người lao động.

- Giúp cho nhà quản trị và nhân viên có cơ hội để xem xét lại các phẩm chất liên quan đến công việc cần thiết phải có của một nhân viên.

- Giúp cho nhà quản trị và nhân viên xây dựng kế hoạch điều chỉnh lại những sai sót trong việc thực hiện công việc của mình.

Trình tự đánh giá kết quả thực hiện công việc

- Xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá: Cần xác định được lĩnh vực, kỹ năng, kết quả cần đánh giá và những yếu tố này liên hệ đến việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào.

- Lựa chọn phương án đánh giá: Có nhiều phương án đánh giá khác nhau, nhưng tùy theo hoạt động của từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương án đánh giá cho phù hợp.

- Huấn luyện những người làm công tác đánh giá về kỹ năng đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên.

- Thảo luận với nhân viên về nội dung và phạm vi đánh giá.

- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn thực hiện công việc.

- Thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá: Thường thảo luận về những điều nhất trí và chưa nhất trí trong cách đánh giá, chỉ ra những điểm tốt, những điểm cần khắc phục trong thực hiện công việc của nhân viên.

- Xác định mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên: Điều quan trọng trong năng lực thực hiện công việc của nhân viên là cần vạch ra các phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên.

Các phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc

- Phương pháp mức thang điểm: Hay phương pháp mức thang điểm vẽ đồ thị, việc đánh giá được ghi lại trên một bảng thang điểm. Thang điểm này được chia thành nhiều khung, được xác định bằng cách phân loại như: xuất sắc, giỏi, khá…

- Phương pháp xếp hạng: Người được đánh giá được xếp hạng theo thứ tự mỗi đặc tính hay yếu tố. Người ta chia phương pháp này thành hai phương pháp: phương pháp xếp hạng luân phiên và phương pháp so sánh cặp.

- Phương pháp ghi chép, lưu trữ: Người lãnh đạo ghi lại những vụ việc quan trọng, những vụ việc tích cực và tiêu cực trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên. Đối với những vụ việc có sai sót thì cần lưu lại để giúp họ sửa chữa và khắc phục.

Xây dựng và thực hiện chương trìnhđánh giá

- Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá: Tùy thuộc vào mục đích đánh giá và mục tiêu của công tác quản lý của từng doanh nghiệp mà lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá cho phù hợp.

- Lựa chọn người đánh giá: Thông thường người lãnh đạo là người đánh giá. Tuy nhiên, một số cá nhân cũng được lựa chọn để đánh giá, nhưng ý kiến của người lãnh đạo trực tiếp thường chủ đạo và có tính quyết định, còn các ý kiến khác là tham khảo.

- Xác định chu kỳ đánh giá: Thường được quy định sáu tháng một lần hoặc một năm một lần hoặc tùy thuộc vào từng đợt hoàn thành công việc.

- Phỏng vấn đánh giá: Là cuộc nói chuyện trực tiếp của lãnh đạo và nhân viên, nhằm xem xét lại tình hình thực hiện công việc, các tiềm năng trong tương lai và các biện pháp để hoàn thiện công việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần dệt may thiên an phát (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)