F1 F2 F3 F4 F5 F F Pearson Correlation 0,518** 0,489** 0,602** 0,491** 0,554** 1 Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 N 164 164 164 164 164 164 **. Mối tương quan có mức ý nghĩa 0.01 (2-phía).
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Qua kết quả phân tích tương quan Pearson, các hệ số tương quan Pearson cho ta thấy được rằng mối liên hệ giữa biến phụ thuộc F và các biến độc lập F1, F2, F3, F4, F5 là mối liên hệ tuyến tính và theo chiều thuận. Theo ma trận tương quan, hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc “Mức độ thỏa mãn công việc” và các biến độc lập ở mức tương đối, trong đó hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với biến độc lập Đào tạo là lớn nhất, đạt 0,602 và hệ số tương quan với Cấp trên là thấp nhất, chỉ đạt 0,489.
Bên cạnh đó, kết quả tương quan Pearson cho phép ta kiểm định cặp giả thuyết:
H1: Giữa 2 biến có mối liên hệ
Với mức ý nghĩa 0.01, giá trị Sig. của các nhân tố F1, F2, F3, F4, F5 đều bằng 0.000 < 0.01. Vì vậy chúng ta có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Điều đó đồng nghĩa với việc giữa nhân tố F1, F2, F3, F4, F5 và F có mối liên hệ với nhau.
Phân tích hệ số tương quan Pearson xác định mối liên hệ để tham khảo cho quyết định có nên làm hồi quy khơng. Qua kết quả nhận được, chúng ta nhận thấy các biến độc lập F1, F2, F3, F4, F5 và biến phụ thuộc có mối tương quan, có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mơ hình và quyết định hồi quy để làm rõ mức độ tương quan.( B4.1, phụ lục B)
2.5.4.2 Hồi quy tuyến tính
Theo phân tích EFA và kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha kết quả cho thấy thành phần công tác quản trị nhân sự tại Công ty CP Dệt may Thiên An Phát bao gồm 5 nhân tố.