1.4.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1975
Không lâu sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL về việc tạm thời áp dụng các luật lệ cũ, theo đó, “Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ” [11, Điều 1], nếu những quy định trong các luật lệ cũ “không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa” [11, Điều12]. Phù hợp với quy định của Sắc lệnh này, Bộ dân luật Bắc Kỳ ban hành năm 1931, Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật ban hành năm 1936 và Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883 vẫn có hiệu lực thi hành ở Việt Nam sau ngày thành lập chính quyền nhân dân. Ngày 22/6/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, theo đó Điều 1 Sắc lệnh này quy định: “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi
31
người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân” [12]. Sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 đã đánh dấu bước trưởng thành lớn của công tác lập pháp nước ta. Quyền thừa kế được Hiến pháp ghi nhận tại Điều 19: "Nhà nước chiểu theo pháp luật để bảo hộ quyền thừa kế về tài sản của công dân" [22]. Đây là một nguyên tắc Hiến định, là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền thừa kế cho công dân.
Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam bị đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai thống trị. Do đó, ở hai miền Nam, Bắc của Việt Nam thời gian từ năm 1954 đến năm 1975 về cơ bản có hai hệ thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, Nhà nước không thể ban hành ngay hệ thống pháp luật mới, cho nên Nhà nước giao cho Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp không áp dụng pháp luật cũ mà áp dụng pháp luật của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để xét xử. Ngày 10/7/1959 Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 772-CT/TANDTC về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến. Để thống nhất đường lối giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành một số văn bản hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp về đường lối xét xử, gồm các văn bản sau: Thông tư số 549/NCPL ngày 27/8/1968 Tổng kết kinh nghiệm và hướng dẫn đường lối xử các việc tranh chấp về thừa kế; Thông tư số 02/TATC ngày 02/8/1973 Hướng dẫn đường lối xử lý các tranh chấp về thừa kế di sản của liệt sỹ.
Tại miền Nam Việt Nam, thời gian đầu để giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và vấn đề thừa kế nói riêng thì “luật và án lệ áp dụng ở Nam phần đại khái cũng không khác Bộ dân luật Bắc Kỳ hiện hành ở Bắc phần và Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật hiện hành ở Trung phần” [29, tr.161-162]. Năm 1972, Bộ dân luật của chế độ Việt Nam Cộng hòa được ban hành kèm theo Sắc luật số 028/TT/SLU ngày 20 tháng 12 năm 1972 của Tổng
32
thống Việt Nam Cộng hòa. Nội dung của Bộ dân luật này gần giống với nội dung của Bộ dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật. Trong đó, chế định thừa kế cũng đã được qui định cụ thể trong Bộ dân luật này. Điều thứ 498 Bộ dân luật 1972 khẳng định: “Di sản được truyền cho ai là do luật pháp định hay là do ý muốn của người quá cố” [5].
Về quyền của người lập di chúc được quy định tại một số điều:
Điều thứ 503 Bộ dân luật 1972 quy định: “Một thừa kế còn có thể bị truất quyền do chúc thư của người mệnh một để lại có viện dẫn lý do. Nói về sự hủy bãi và thất hiệu chúc thư”; Điều thứ 582 Bộ dân luật 1972 quy định “Người lập chúc thư có toàn quyền hủy bãi toàn thể, một phần chúc thư của mình đã làm ra hoặc bằng một chúc thư làm sau cũng theo các thể thức nói ở trên, hoặc bằng một chứng thư hủy bãi lập tại phòng chưởng khế theo các điều kiện luật định”; Điều thứ 583 Bộ dân luật 1972 quy định: “Nếu chúc thư làm sau không nói rõ là hủy bãi chúc thư trước thì chỉ những điều khoản nào trong chúc thư trước trái ngược với chúc thư sau hay xem ra không thể dung hòa được mới bị coi là bị hủy bãi mà thôi”; Điều thứ 585 Bộ dân luật 1972 quy định: “Mọi việc đoạn mại, đổi chác do người lập chúc ưng thuận về một tài sản đã được di tặng trong chúc thư, sẽ có hiệu quả hủy bãi việc di tặng về tài sản đó, dầu rằng việc đoạn mại hay đổi chác vô hiệu vì một lý do nào. Nếu tài sản di tặng được đem cầm cố hay điển mại, thì người thụ di vẫn được hưởng tài sản ấy, nhưng phải chuộc lại”; Điều thứ 586 Bộ dân luật 1972 quy định: “Nếu người thụ di chết trước người lập chúc, sự di tặng đối với người ấy sẽ đương nhiên thất hiệu”; Điều thứ 587 Bộ dân luật 1972 quy định: “Việc người thụ di bị bất xứng hay truất quyền sẽ có hậu quả hủy bãi sự di tặng đối với người ấy”; Điều thứ 588 Bộ dân luật 1972 quy định: “Sự di tặng cũng có thể bị hủy bãi, nếu người thụ di không chịu thi hành những nghĩa vụ do người lập chúc bó buộc” [5].
33
Vấn đề hương hỏa được quy định tại các điều:
Điều thứ 600 Bộ dân luật 1972 quy định: “Hương hỏa là tài sản được giao riêng cho người thừa tự để lấy huê lợi dùng vào việc phụng tự người quá cố hoặc của người phối ngẫu và tổ tiên nội tộc của người ấy nữa. Hương hỏa bất khả đoạn mại và bất khả thời tiêu”. Về sự thành lập hương hỏa: Điều thứ 601 Bộ dân luật 1972 quy định: “Sự thành lập hương hỏa phải có giấy tờ mới hữu hiệu. Nếu tài vật được lập thành hương hỏa là bất động sản, phải làm chứng thư trước chưởng khế hay chứng thư có thị thực. Nếu là động sản, một tư chứng thư cũng đủ, miễn là người lập hương hỏa biết đọc và biết viết. Có thể lập hương hỏa ngay trong chúc thư hay tờ phân sản, trong các trường hợp này, chỉ cần tuân theo các thể thức lập các chứng thư ấy. Người lập hương hỏa phải đủ 18 tuổi, trừ phi trước đó đã được thoát quyền do hôn thú”; Điều thứ 605 Bộ dân luật 1972 quy định: “Phần hương hỏa không bao giờ được quá giới hạn một phần năm tổng số tài sản của người thành lập, mà cũng không được quá giới hạn diện tích tối đa theo luật định. Nếu ngoài hương hỏa còn có được thiết lập các tư sản khác như kỵ điền, hậu điền, thì sự giới hạn trên phải được áp dụng cho tất cả các thứ tư sản hợp lại”; Điều thứ 606 Bộ dân luật 1972 quy định: “Quá giới hạn kể trên, hương hỏa có thể bị giảm thiểu cho vừa tới mức cho phép, theo lời yêu cầu của các thừa kế và chủ nợ của người này” [5].
Như vậy, nghiên cứu vấn đề thừa kế từ 1945 - 1975 chúng ta thấy, pháp luật về thừa kế Việt Nam trong giai đoạn này tuy cơ bản vẫn tiếp tục duy trì theo ba bộ pháp điển là Bộ dân luật Bắc Kỳ, Bộ dân luật Trung Kỳ và Pháp quy giản yếu (1873), nhưng lại mang một nội dung mới rất tiến bộ, hướng tới việc xoá bỏ những quan niệm lạc hậu, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, bình đẳng mọi công dân trong lĩnh vực thừa kế.
34
1.4.2.2. Giai đoạn từ 1975 đến trước ngày 1/7/1996
"Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập thống nhất... tiến hành cách mạng XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH" [31, tr.75]. Cùng với sự thống nhất về chính trị, kinh tế, đòi hỏi tất yếu phải có sự thống nhất về pháp luật và việc áp dụng pháp luật. Bước đầu để khắc phục sự cách biệt về pháp luật giữa hai miền Nam, Bắc, nên ngày 25/3/1977 Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 76/CP hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước. Ngày 16/8/1977, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 57/TANDTC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế ở các tỉnh phía Nam.
Hiến pháp năm 1980 ghi nhận “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân’’ [23, Điều 27]. Để phục vụ cho công tác xét xử các tranh chấp về thừa kế đồng thời bổ sung một số điểm cho phù hợp với Hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử, ngày 24/7/1981, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 81/TANDTC Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế (di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, phân chia di sản thừa kế...). Thông tư số 81 là văn bản tương đối hoàn chỉnh về các quy phạm liên quan đến quyền thừa kế. Tại Phần I - Nguyên tắc chung đã khẳng định:
1. “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” đoạn 2 Điều 27 Hiến pháp năm 1980. Công dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết (thừa kế theo di chúc) nếu không có di chúc thì thừa kế theo luật.
Tại Mục B, phần IV thông tư 81/TANDTC quy định: “Thông qua di chúc, người có tài sản có quyền để lại tài sản của mình cho bất cứ ai. Người thừa kế được chỉ định trong di chúc có thể là công dân, Nhà nước hay một tổ
35
chức xã hội. Nếu là công dân thì người đó có thể ở trong diện thừa kế theo luật, mà cũng có thể không ở trong diện đó” [33].
Vào những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ XX, Nhà nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế và cho phép nhiều hình thức sở hữu khác nhau tồn tại, trong đó hình thức sở hữu cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân được thừa nhận [30, tr.91].
Hơn nữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được ban hành để tiếp tục xây dựng, củng cố gia đình XHCN, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình được củng cố, xoá bỏ hủ tục, lạc hậu một cách triệt để nhất. Quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân được tôn trọng thực hiện và được bảo đảm bằng pháp luật. Để đáp ứng với sự biến đổi, phát triển không ngừng của xã hội, cũng như khắc phục những nội dung còn thiếu và chưa phù hợp với đời sống thực tế trong Thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế trước đó ngày 30/8/1990 Hội đồng nhà nước CHXHCNVN đã thông qua pháp lệnh thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/9/1990.
Đây là văn bản pháp luật có hệ thống và ở tầm văn bản pháp lý cao nhất về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng kể từ ngày thành lập nước. Pháp lệnh Thừa kế gồm 38 điều, được chia làm 6 chương, trong đó đã xác định được những nguyên tắc cơ bản về thừa kế, về quyền bình đẳng về thừa kế của công dân. Pháp lệnh Thừa kế đưa ra những khái niệm về: Thời điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế, di sản, người thừa kế... Thừa kế theo di chúc được Pháp lệnh quy định tại chương II từ Điều 10 đến Điều 23. Pháp lệnh đã quy định về quyền của người lập di chúc. Theo quy định tại Điều 10 của PLTK thì “công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một
36
phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế’’. Về quyền của người lập di chúc PLTK quy định: “Điều 11. Quyền của người lập di chúc
1-Khi lập di chúc người có tài sản có quyền: a, chỉ định người thừa kế;
b, phân định tài sản cho người thừa kế; c, giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
d, truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do.
2- Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập, thay thế di chúc đã lập bằng di chúc khác, hủy bỏ di chúc.
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc
1- Trong trường hợp người lập di chúc sửa đổi di chúc thì phần của di chúc không bị sửa đổi vẫn hợp pháp.
2- Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và điều bổ sung di chúc đều hợp pháp.
3- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc thì coi như không có di chúc trước” [16].
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới do sự đổi mới toàn diện của đất nước kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, Quốc hội nước ta đã sửa đổi Hiến pháp năm 1980. Ngày 15-4-1992 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 11 đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định về việc tiếp tục đưa đất nước ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tư tưởng chủ đạo này, trong chương II về chế độ kinh tế,
37
Hiến pháp đã quy định việc đảm bảo tính thống nhất của sự phát triển kinh tế sao cho nền kinh tế được phát triển theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau theo định hướng xã hội chủ nghĩa...
Hiến pháp năm 1992 đã quy định về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt, đối xử giữa các con. Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [24].
Hiến pháp năm 1992 quy định về việc Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Để thi hành Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thông qua Luật Đất đai năm 1993, có hiệu lực kể từ 15-10-1993. Kể từ đây, việc “được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật” của tổ chức và cá nhân theo quy định tại Điều 18 Hiến pháp năm 1992 đã được thể chế hóa. Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 1993 quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi,