Giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 66 - 69)

Cũng như mọi người trong xã hội, bên cạnh những quyền về tài sản, người lập di chúc còn có những nghĩa vụ về tài sản. Nghĩa vụ được xét đến trong mục này là những nghĩa vụ về tài sản.

Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện ví dụ như:

- Trả lại những vật dụng mà người lập di chúc khi còn sống đã mượn của ai đó, của cơ quan nào đó;

- Trả tiền công lao động, thuế và các khoản nợ đối với nhà nước, các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác;

- Xây dựng một công trình gì đó, bệnh viện, trường học .. vì lợi ích công cộng..

Nếu người để lại di sản không có di chúc thì những người thừa kế theo pháp luật của họ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản. Trường hợp người lập di chúc chỉ định đoạt một phần di sản, nhưng không giao nghĩa vụ cho những người thừa kế, thì những người thừa kế vẫn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Nếu người để lại di sản có di chúc mà di chúc định đoạt toàn bộ di sản, nhưng lại không giao nghĩa vụ cho những người thừa kế, thì những người thừa kế theo di chúc vẫn phải thanh toán nghĩa vụ tương ứng với kỷ phần được hưởng và trong phạm vi di sản. Người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ cho một người mà không cho họ hưởng di sản. Trường hợp này không bắt buộc người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó.

60

Trong di chúc, người lập di chúc có quyền phân định cho người thừa kế này nhiều di sản hơn người thừa kế kia, nhưng lại giao cho người thừa kế kia nghĩa vụ hơn (nhưng vẫn trong phạm vi di sản) người thừa kế này.. người lập di chúc toàn quyền quyết định trong việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi phần mà người lập di chúc cho người thừa kế được hưởng mà không phải hỏi ý kiến của người thừa kế.

Cũng tương tự như quyền phân định di sản, việc giao nghĩa vụ cũng có thể là giao cho tất cả những người thừa kế, cụ thể cho từng người thừa kế hoặc theo tỷ lệ.

Việc phân định nghĩa vụ được hiểu dưới ba góc độ:

Thứ nhất: Người để lại di sản để lại một nghĩa vụ về tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đó, theo quy định của pháp luật thì ai được hưởng di sản đó sẽ phải thực hiện nghĩa vụ, tuy vậy họ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản. Do đó, nếu di chúc xác định một người thừa kế thì người thừa kế đó phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong phạm vi di sản.

Nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc thì tất cả những người đó phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trước khi chia di sản phải dùng di sản đó thực hiện các nghĩa vụ mà người chết để lại.

Thứ hai: Người để lại di sản thừa kế xác định rõ tỉ lệ nghĩa vụ mà người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người thừa kế phải thực hiện phần nghĩa vụ đó. Phần nghĩa vụ vượt quá số di sản mà người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ được nhận.

Thứ ba: Nếu người để lại di sản thừa kế đã giao nghĩa vụ cụ thể cho từng người thừa kế thì riêng người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó, mặc dù vậy, nếu phần nghĩa vụ đó vượt quá số di sản mà họ được

61

hưởng thì những người thừa kế khác phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại tương ứng với số di sản mà họ được hưởng.

Quy định về quyền của người lập di chúc, BLDS 2005 về cơ bản vẫn giữ nội dung gần giống như BLDS 1995 nhưng tại khoản 4 Điều 648 BLDS 2005 đã bỏ cụm từ “trong phạm vi di sản”.

Theo Điều 637 BLDS 2005 quy định về: Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

1.Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.

3.Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4.Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Việc bỏ cụm từ này là hợp lý, bởi lẽ tại khoản 1 điều 637 BLDS 2005 cũng quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì “những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Do đó, nếu người lập di chúc giao nghĩa vụ cho người hưởng thừa kế theo di chúc lớn hơn số di sản mà họ được hưởng thì người đó cũng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản mà họ được nhận, nên việc bỏ đi cụm từ “trong phạm vi di sản” là hợp lý.

62

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)