Về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 118 - 125)

Như đã phân tích tại mục 2.1.6 phần 2 chương 2 của luận văn về việc người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc mình đã lập trước đó. Tuy nhiên, BLDS 2005 chưa quy định về hình thức cụ thể là như thế nào. Hình thức phần sửa đổi, bổ sung có thể được viết thêm vào di chúc đã lập hoặc được viết vào một bản khác biệt. Tuy nhiên, để tránh việc tẩy xóa, thêm bớt trong một bản di chúc làm giảm tính xác thực của di chúc, do đó, theo tôi nên chăng quy định “Việc sửa đổi, bổ sung di chúc phải được thực hiện bằng văn bản kèm theo di chúc đã lập”.

112

Trong BLDS 2005, các nhà làm luật không quy định về hình thức hủy bỏ di chúc, do đó các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Pháp luật nước ta chỉ xác định một trường hợp được coi là hủy bỏ di chúc: Khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập. Trên thực tế việc hủy bỏ di chúc còn có thể được người lập di chúc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: Theo tôi, có thể coi một người đã hủy bỏ di chúc khi người lập di chúc có hành vi hủy bỏ di chúc một cách minh thị như xé, đốt, tiêu hủy di chúc nếu hành vi xé, đốt di chúc xuất phát từ phía người lập di chúc. Trong trường hợp người lập di chúc định đoạt lại tài sản bằng hành vi khác di chúc như tặng cho, mua bán thì hệ quả đối với di chúc cũ cũng tương tự như trường hợp hủy bỏ di chúc trước bằng di chúc mới: “Việc hủy bỏ di chúc có thể ngầm định khi người lập di chúc có một hành vi sau này không tương thích với nội dung trong di chúc như di tặng hay bán cho người khác chính tài sản đã nêu trong di chúc”. Giải pháp này được ghi nhận trong pháp luật hiện hành của Pháp và tôi cho rằng chúng ta cũng nên quy định như vậy bởi thực tế đã có nhiều tình huống tương tự như vậy xảy ra.

113

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã chỉ ra và phân tích thực tiễn áp dụng các quy định về quyền của người lập di chúc. Trên cơ sở những bất cập mà tác giả phân tích, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về quyền của người lập di chúc. Qua chương 3, tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất: Xác định một số nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như tình trạng các vụ án thừa kế thường xảy ra liên quan đến vấn đề quyền của người lập di chúc.

Thứ hai: Quy định về quyền của người lập di chúc cần phải được sửa đổi, bổ sung trong một số trường hợp như: Về sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ đối với việc lập di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, về các tình huống dự liệu khác của hủy bỏ di chúc, hình thức sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc…

114

KẾT LUẬN

Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng đa dạng, phong phú thì vấn đề thừa kế ngày càng được quan tâm. Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật quy định và bảo vệ. Cá nhân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo di chúc cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Quyền của người lập di chúc luôn được pháp luật tôn trọng, biểu hiện của sự tự do ý chí. Những quy định về quyền của người lập di chúc được quy định trong các văn bản pháp luật trước đây đã dần dần được thay đổi, xây dựng, củng cố, bổ sung theo hướng ngày một hoàn thiện và phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội.

Với đề tài: "Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành”, tác giả luận văn đã nghiên cứu để làm sáng tỏ về quyền của người lập di chúc theo những quy định trong BLDS hiện hành. Luận văn đã được tác giả nghiên cứu và phân tích, có sự so sánh với những quy định tương ứng trong những quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, đồng thời cũng có sự so sánh với những quy định tương ứng trong các BLDS của chế độ thực dân - phong kiến ở Việt Nam để nhằm làm nổi bật tính kế thừa, độc lập và hiện đại của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mặt khác, qua nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã phân tích, chỉ rõ những quy định của pháp luật về quyền của người lập di chúc nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quyền tự định đoạt của người lập di chúc.

Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và có những viện dẫn thực tế để xác định mức độ phù hợp của pháp luật và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về các quyền của người lập di chúc, những hạn chế của những

115

quy định pháp luật về quyền của người lập di chúc, thực trạng giải quyết những tranh chấp về thừa kế theo di chúc, về quyền của người lập di chúc đã được tác giả luận văn trình bày có hệ thống, để qua đó nhấn mạnh việc xác định quyền của người lập di chúc là một việc quan trọng và cần thiết. Những kiến nghị trong luận văn đều dựa trên pháp luật thực định, giúp cơ quan lập pháp có cơ sở khoa học trong việc sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật, để những quy định đó ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ dân luật ban hành theo Sắc luật số 028/TT/SLU ngày 20 tháng 12 năm 1972 của Tổng thống Việt Nam cộng hòa (1973), Nxb Khai Trí, Sài Gòn. 2. Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931 (1988), NXB Văn Hóa, Hà Nội.

3. Bộ luật dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ luật Dân sự Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. C.Mac - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 2, tr.860, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. CAVENDISH LAW - CARDS, succession 1st Edition, Nxb Cavendish London, 1997, P1, tr.1. Dẫn theo Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, tr.210, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. 7. Bùi Tường Chiểu (1974), Dân luật, tr.61, Nxb Luật khoa Đại học Sài

Gòn, Sài Gòn.

8. Chính phủ (1945), Sắc lệnh 47/SL ngày 10/10/1945 về việc tạm thời áp dụng các luật lệ cũ, Hà Nội.

9. Chính phủ (1950), Sắc lệnh 97/SL ngày 22/05/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, Hà Nội.

10.Đỗ Văn Đại (2013), Luật Thừa kế Việt Nam Bản án và bình luận bản án,

Tập 1, tr.278-279, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đỗ Văn Đại (2013), Luật Thừa kế Việt Nam Bản án và bình luận bản án,

Tập 2, tr.623, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam, tr.158, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Hội đồng nhà nước (1990), Pháp lệnh thừa kế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Hội Luật gia Việt Nam (2005), Tìm hiểu nội dung cơ bản của BLDS 2005, tr.9, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

117

15. Nguyễn Đình Huy (2001), Quyền thừa kế trong luật La Mã cổ đại, Tạp chí Khoa học pháp lý số 04/200, Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh.

16.Đoàn Bá Lộc (1961), Dân luật thực hành, tr.133, Soạn giả xuất bản 4P, Đường Hùng Vương, Thị Nghè - Gia Định.

17. Vũ Văn Mẫu (1973), Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử, tr.215-216, Quyển thứ nhất, Tập nhất, Sài Gòn.

18. Nguyễn Hồng Nam (2005), Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của BLDS, tr.32-33, tr.45, Luận văn thạc sĩ Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

20. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959, Nxb Lao động, Hà Nội

21. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, NXB Lao Động, Hà Nội.

22. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, NXB Lao Động, Hà Nội.

23. Quốc hội (1993), Luật đất đai, NXB Lao Động, Hà Nội.

24. Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lời nói đầu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Phùng Trung Tập (2001), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam,

Luận án tiến sĩ Luật, Đại học Luật Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Thành, Dân luật, quyển hai, tr.120, 122, NXB Luật Khoa Đại học Sài Gòn, Sài Gòn.

28. Phan Văn Thiết (1962), Dân luật Tu tri, tr.161-162, NXB Khai Trí, Sài Gòn.

118

29.Tòa án nhân dân Tối cao (1981), Thông tư 81/TATC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp thừa kế, Hà Nội.

30.Trường Đại học luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, tr.307, 309, 342, NXB Công an Nhân dân Hà Nội, Hà Nội.

31. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, tr.211, NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội.

32.Từ điển luật học (2006), NXB Tư Pháp, Hà Nội.

33.Phan Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2013), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, tr.184, 196, 197, 200, NXB Tư pháp, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Thành, Dân luật, quyển hai, tr.120, 122, NXB Luật Khoa Đại học Sài Gòn, Sài Gòn.

35. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, tr.182, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

36. Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (2010), Bình luận khoa học BLDS 2005, Tập III, tr.45, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

37. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 118 - 125)