Về phạm vi phần di sản dành cho di tặng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 107 - 109)

Tại bản án sơ thẩm ngày 05/2006/DS-ST của quận X, tỉnh Y về tranh chấp di sản thừa kế gồm nguyên đơn là anh Trần Văn T và anh Trần Văn Q; bị đơn là chị Trần Minh H và anh Vũ Văn N

Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Bà C có ba người con là anh T, anh Q và chị M. Khi bà C còn sống thì anh T, anh Q đều đã có gia đình riêng và sống ở nơi khác. Bà C chết năm 2005, trước khi chết bà C sống cùng vợ chồng con gái út là chị M và anh N (con rể) trên diện tích đất 170m2 là tài sản của bà. Trên đất có một nhà mái bằng và một nhà cấp 4 cũ. Năm 2000 bà có nói với vợ chồng chị M là bà cho vợ chồng chị M 100m2 để xây nhà và làm nhà ở. Tháng 5/2005 bà C qua đời có để lại di chúc nói rằng bà tặng cho riêng vợ chồng con gái út là chị M 100m2, phần còn lại chia đều cho các con. Sau khi bà C chết anh T, anh Q khởi kiện ra tòa yêu cầu chia di sản thừa kế của bà C. Sau khi thụ lý và giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân quận X xác nhận di sản thừa kế của bà C bao gồm 170m2 trên có một nhà mái bằng và một nhà cấp 4 cũ, xác nhận bà C chết có để lại di chúc hợp pháp và phân chia di sản thừa kế cho các con. Theo đó chị M được 100m2 trên có một nhà mái bằng và một nhà cấp 4 cũ, còn 70 m2 đất còn lại chia đều cho hai anh T và Q.

101

Nếu nhìn nhận một cách chung chung thì có thể thấy rằng việc chia di sản ở tòa án cấp sơ thẩm trên là hợp lý. Tuy nhiên vấn đề là trong di chúc bà C đã nói rõ là tặng cho riêng vợ chồng con gái út 100 m2, bao gồm cả nhà trên diện tích đó. Ở đây có thể thấy rằng Tòa án đã xác định sự định đoạt của bà C trong di chúc cho vợ chồng chị M 100m2 với tư cách là người thừa kế theo di chúc chứ không phải là người được di tặng. Bởi Tòa án đã xác định phần định đoạt của bà C cho vợ chồng chị M là thừa kế theo di chúc, phần còn lại cho các con thì Tòa đã mặc nhiên thừa nhận là các con chỉ còn bao gồm hai người còn lại là anh T và anh Q. Như vậy Tòa xác định chị M với tư cách là người thừa kế theo di chúc là không đúng, mà thực chất chị M là người được nhận phần di sản dành cho di tặng trong tổng khối di sản của bà C. Phần còn lại chia đều cho các con thì đương nhiên trong đó vẫn có cả chị M, anh T và anh Q. Việc Tòa án xác định tư cách nhận di sản của chị M trong trường hợp này là không đúng bởi rõ ràng chị nhận 100m2 mà bà C - mẹ chị để lại cho chị là với tư cách của người được di tặng chứ không phải là người thừa kế theo di chúc. Theo đó nếu xác định đúng tư cách nhận di sản của chị M thì chị sẽ được nhận 100m2 với tư cách là người được di tặng và chị vẫn được nhận 1/3 giá trị phần quyền trong tổng số 70m2 đất còn lại với tư cách là người thừa kế theo di chúc. Như vậy mới đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Thông qua ví dụ trên có thể thấy một thực tế phát sinh là phần di sản dành cho di tặng, dành để thừa kế không có một quy định nào cụ thể. Người lập di chúc có thể tùy ý định đoạt bao nhiêu tài sản của họ để di tặng, để lại thừa kế. Như trong ví dụ trên thì bà C được tùy ý để lại phần lớn di sản để di tặng trong tổng khối di sản mà bà để lại mà không bị hạn chế, quy định như vậy thực ra là một sự bất hợp lý bởi mặc dù pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của chủ sở hữu song để đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế khác thì pháp luật cần có quy định cụ thể về giới hạn này để đảm bảo

102

quyền lợi cho người được di tặng cũng như những người thừa kế của người để lại di sản đặc biệt là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 669 BLDS 2005.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 107 - 109)