Giai đoạn từ ngày 1/7/1996 đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 46)

Với đường lối đổi mới đúng đắn được Đảng và nhà nước ta thể hiện trong Hiến pháp 1992, tất cả mọi mặt trong đời sống từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đều thay đổi trên mọi bình diện. Vì vậy, trong đời sống dân sự cũng phát sinh nhiều vấn đề mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ. Các văn bản pháp luật với các hình thức Nghị định, Pháp lệnh, Thông tư... không đủ tầm bao quát để điều chỉnh một cách rộng khắp các quan hệ dân sự nói chung và vấn đề thừa kế nói riêng. Chính từ thực tiễn đó ngày 28/10/1995, Quốc Hội khoá IX kỳ họp thứ 8 đã thông qua BLDS đầu tiên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996. Đây là Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta, BLDS 1995 là kết quả của sự “kế thừa và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay, cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992…” [26]. BLDS 1995 có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật nước nhà, “tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người về dân sự…góp phần đảm bảo cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc hình thành trong lịch sử lâu dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” [26].

BLDS là kết quả của sự công phu trong suốt một thời gian dài kiểm nghiệm, sàng lọc thực tiễn sống động của đời sống xã hội và hệ thống hoá, pháp điển hoá, pháp luật dân sự của chính quyền nhân dân. BLDS 1995 tương đối đồ sộ, bao gồm 7 phần, chia làm 838 điều. Chế định thừa kế đã được quy định cụ thể tại Phần thứ tư (từ Điều 634 đến Điều 689). So với văn bản PLTK trước đây BLDS 1995 đã kế thừa những quy định tiến bộ còn phù hợp trong PLTK, đồng thời sửa đổi bổ sung nhiều vấn đề. BLDS 1995 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

40

Điều 651. Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1-Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; 2-Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3-Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 4-Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;

5-Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Điều 665. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

1-Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào.

2-Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc, thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật là như nhau; nếu phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn, thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3-Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới, thì di chúc trước bị hủy bỏ” [26].

Như vậy, quyền của người lập di chúc được mở rộng hơn và cụ thể hóa hơn so với trước. Có thể khẳng định rằng, các quy định về thừa kế trong BLDS 1995 là một bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở Việt Nam, nhằm khắc phục kịp thời sự thiếu tập trung, không đầy đủ của PLTK được quy định trước đó. Những quy định này đã củng cố quyền sở hữu và quyền thừa kế tài sản của công dân phù hợp với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Quyền thừa kế của công dân được quy định trong BLDS 1995 đã góp phần bảo vệ các quyền dân sự và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Tuy nhiên, các quy định về thừa kế trong BLDS 1995 được ban hành trong giai đoạn đầu của thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng

41

XHCN và nhất là từ sau năm 1995 đến năm 2005 đã có hàng loạt văn bản pháp luật liên quan được ban hành như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Đất đai 2003, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)... cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, giá trị về di sản thừa kế không còn là tài sản thông thường phục vụ sinh hoạt tiêu dùng mà còn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, vốn đầu tư, cổ phần, cổ phiếu, trang trại... khi giải quyết tranh chấp về thừa kế không chỉ áp dụng BLDS 1995 mà còn bị chi phối các văn bản pháp luật liên quan khác. Qua gần 10 năm thi hành, BLDS 1995 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. “Một số quy định trong BLDS 1995 không còn phù hợp với thực tế, có những quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ, có những quy định thuộc quan hệ hành chính…” [17, tr.9]. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 7 từ ngày 05/5/2005 đến ngày 14/6/2005, Quốc hội Khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLDS 2005 và có hiệu lực chính thức ngày 01/01/2006. Chế định thừa kế được quy định cụ thể tại Phần thứ tư (từ Điều 631 đến Điều 687) BLDS 2005 về cơ bản vẫn giữ nguyên như trong quy định BLDS 1995 và có một số thay đổi nhỏ để khắc phục vướng mắc không phù hợp với thực tế trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế trong thời gian qua. Tuy nhiên, những quy định về quyền của người lập di chúc hầu như vẫn được giữ nguyên không có thay đổi gì lớn. Quyền của người lập di chúc trong BLDS 2005 được quy định như sau:

Điều 648. Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

42

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản” [27].

Điều 648 BLDS 2005 qui định về quyền của người lập di chúc cơ bản vẫn giữ nội dung giống như Luật cũ, riêng khoản 4 có sự thay đổi nhỏ bỏ đi cụm từ “trong phạm vi di sản”. Điều 662 BLDS 2005. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc; Điều 670 BLDS 2005. Di sản dùng vào việc thờ cúng; Điều 671 BLDS 2005. Di tặng về cơ bản không có sự thay đổi so với BLDS 1995.

43

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của luận văn là chương lý luận, là chương tiền đề để nghiên cứu về các quy định có liên quan đến quyền của người lập di chúc. Qua chương 1, tác giả giả quyết được một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Tác giả đưa ra khái niệm chung nhất về di chúc, từ khái niệm về di chúc chỉ ra được các đặc trưng của di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương, tự nguyện của cá nhân mà không phải của bất kỳ chủ thể nào; mục đích của di chúc phải nhằm chuyển dịch tài sản của người lập di chúc cho người khác sau khi chết; di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật khi người để lại di sản thừa kế chết.

Thứ hai: Phân tích các điều kiện đối với người lập di chúc: Yêu cầu về nhận thức của người lập di chúc và yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc.

Thứ ba: Đưa ra khái niệm, phân tích đặc điểm, bản chất quyền của người lập di chúc: “Quyền của người lập di chúc là khả năng pháp luật cho phép người lập di chúc xử sự, lựa chọn khi thực hiện hành vi lập di chúc và những việc liên quan”.

Thứ tư: Nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về quyền của người lập di chúc ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, các quy định về quyền của người lập di chúc đã được quy định trong các bộ hình luật của các nhà nước phong kiến; trong các luật hộ khác nhau được áp dụng tại ba miền Bắc, Trung, Nam; trong các thông tư, văn bản tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao và quy định trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn như Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, BLDS 1995, BLDS 2005.

44

Chƣơng 2:

QUYỀN CỦA NGƢỜI LẬP DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

2.1. Phạm vi quyền của ngƣời lập di chúc

Với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân cho những người thừa kế sau khi họ chết. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do định đoạt tài sản của cá nhân đối với tài sản của mình, BLDS 2005 quy định về quyền của người lập di chúc tại Điều 648. Theo đó, người lập di chúc có các quyền sau:

- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản. Ngoài ra, một trong những đặc trưng của di chúc là di chúc chỉ có hiệu lực khi người để lại di sản thừa kế chết, vì thế người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào (Điều 662 BLDS 2005).

2.1.1. Chỉ định người thừa kế; Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế thừa kế

2.1.1.1. Chỉ định người thừa kế

Đây là quyền của người lập di chúc được quy định tại khoản 1 Điều 648 BLDS 2005.

Chỉ định người thừa kế là hành vi của người lập di chúc cho phép người nào đó được hưởng phần tài sản thuộc sở hữu của mình, thông qua việc lập di chúc.

45

Một nội dung không thể thiếu được của di chúc đó là: Ai là người được hưởng di sản và được hưởng những tài sản nào, số lượng, đặc điểm, phân chia cụ thể cho mỗi người như thế nào…Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế là bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Nếu như người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân thì người được nhận di sản có thể là cá nhân (trong hay ngoài diện thừa kế theo quy định của pháp luật) hoặc cũng có thể là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội…Thông thường, một người bao giờ cũng mong muốn rằng sau khi chết, tài sản của mình sẽ được dịch chuyển cho những người gần gũi, thân thiết. Mong muốn này thường được thể hiện trong di chúc mà họ đã lập trước khi chết. Ngay cả khi người để lại di sản không có di chúc, di sản của họ được dịch chuyển cho những người thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự thừa kế mà pháp luật đã quy định thì chúng ta vẫn có thể nói rằng việc dịch chuyển tài sản đó đã hoàn toàn đúng với ý muốn của người để lại di sản bởi việc quy định về thừa kế theo pháp luật được xem như là sự phỏng đoán của pháp luật về ý chí của người để lại di sản [28, tr.184].

Do vậy, những người được chỉ định trong di chúc thường là những người thuộc diện người thừa kế theo luật. “Diện những người thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật” [23, tr.342]. Diện những người thừa kế được xác định trên ba mối quan hệ với người để lại di sản: Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.

Quan hệ hôn nhân xuất phát từ việc kết hôn (giữa vợ và chồng);

Quan hệ huyết thống là quan hệ do sự kiện sinh ra từ một gốc “ông tổ” (như giữa cụ và ông, bà; giữa ông bà và cha mẹ, giữa cha mẹ đẻ với con; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ);

Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ dựa trên cơ sở nuôi con nuôi, được pháp luật thừa nhận giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.

46

Diện những người thừa kế được xếp thành ba hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại” [27, Điều 676].

Người lập di chúc có thể chỉ định những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của mình được hưởng di sản thừa kế khi họ chết đi. Tuy nhiên, người được nhận di sản có thể là bất kỳ cá nhân không thuộc quan hệ như đã trình bày ở trên hoặc cũng có thể là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội…

Để lại di sản cho những ai di sản gồm những gì, truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật nào hoàn toàn do ý chí của người lập di chúc tự định đoạt. Vì vậy, người lập di chúc có quyền chỉ định bất kỳ người nào, người đó trong hay ngoài diện thừa kế theo pháp luật, là cá nhân hay cơ quan, tổ chức đều có thể được để hưởng di sản theo di chúc của mình.

2.1.1.2. Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản khi quy định người để lại di sản có quyền được lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Tài sản để lại thừa kế là những tài sản thuộc quyền sở hữu của người lập di chúc, vì thế họ có toàn quyền trong việc định đoạt khối tài sản của mình. Theo đó, người lập di chúc có thể lập di chúc cho tất cả những

47

người thừa kế theo luật của mình được hưởng di sản, tuy vậy trong nhiều trường hợp một hay một số người là người thừa kế theo luật của người lập di chúc nhưng lại không được người lập di chúc cho phép được hưởng di sản nếu người lập di chúc không thích hay không có tình cảm hoặc có những mẫu thuẫn dẫn tới việc không cho hưởng di sản bằng cách truất quyền thừa kế của họ.

Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin 1999: “Truất” được hiểu theo hai khía cạnh: 1. Tước bỏ chức vụ, quyền lợi nào đó: Vua bị truất ngôi, bị truất quyền thi đấu do phạm lỗi nặng, truất chức, truất phế, phế truất; 2. Giáng xuống: Đáng đỗ tiến sĩ nhưng bị truất xuống hàng phó bảng [40].

Về mặt ngữ nghĩa, ta có thể khái quát rằng “truất quyền” là việc một cá nhân hay pháp nhân nào đó bị tước bỏ quyền lợi mà mình đáng được hưởng do pháp luật công nhận hoặc do địa vị đem lại.

Trong luật cổ và tục lệ Việt Nam, truất quyền hưởng di sản được quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)