Giới hạn trong việc để lại di sản di tặng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 92 - 94)

Giống như quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng, mặc dù dành cho người lập di chúc quyền để lại di sản để di tặng nhưng để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người lập di chúc, pháp luật nước ta đã quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” (Khoản 2 Điều 671 BLDS 2005).

86

Như vậy, trong trường hợp người lập di chúc phải chịu những nghĩa vụ tài sản, mà toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì ngay cả khi người lập di chúc đã định đoạt tài sản của mình để lại một phần di sản để di tặng cho những người thừa kế, thì phần di tặng đó cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ của người lập di chúc. Ở đây, pháp luật đã giới hạn quyền của người lập di chúc mặc dù, pháp luật tôn trọng và quy định cho cá nhân người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản của mình để di tặng cho bất kỳ ai nhưng việc di tặng đó sẽ không được thừa nhận và do đó sẽ không thể thực hiện nếu như toàn bộ di sản của người lập di chúc tính cả phần di tặng vẫn không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc.

Trong trường hợp, đã thanh toán xong nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc mà phần di sản vẫn còn đề phân chia. Nếu xuất hiện người thừa kế theo Điều 669 BLDS 2005 thì theo thứ tự những người được hưởng di sản thừa kế trong đó có người được di tặng thì người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được phân chia trước tiên trong số di sản thừa kế. Theo Điều 669 BLDS 2005 thì cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động: Là những người vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo luật trong trường hợp tổng số di sản mà họ được hưởng từ người lập di chúc ít hơn 2/3 một suất thừa kế theo luật hoặc họ không được hưởng di sản từ người lập di chúc (trừ trường hợp họ là những người từ chối nhận di sản hoặc là người không có quyền hưởng di sản).

Nếu người lập di chúc định đoạt một phần di sản để di tặng mà những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc chưa hưởng đủ kỷ phần bắt buộc như quy định của pháp luật thì phải trích từ di tặng. Di tặng là phần còn lại sau khi trừ phần di sản dành cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

87

Do vậy, ngay cả trong trường hợp người lập di chúc có dành một phần tài sản của mình để lại để di tặng thì phần di tặng đó sẽ bị trừ một phần hoặc toàn bộ nếu như di sản của người lập di chúc (không tính phần di tặng) không đủ để đảm bảo kỷ phần bắt buộc đối với những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Như vậy, Quyền của người lập di chúc trong trường hợp người lập di chúc có để lại di sản dành cho di tặng sẽ bị giới hạn nếu trong trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc và trong trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)