Giới hạn trong việc phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 94)

Khác với quan hệ dân sự khác, quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi có cá nhân chết. “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết” (Khoản 1 Điều 633 BLDS). Việc chia thừa kế được thực hiện khi xác định được khối di sản của người chết hiện vẫn còn để chia và có người hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, khi xác định được các yếu tố trong quan hệ pháp luật thừa kế là có thể có quyền hưởng, di sản còn để chia thừa kế và người thừa kế không từ chối quyền hưởng nhưng việc chia di sản chưa được thực hiện vì các lí do theo quy định tại Điều 686 BLDS 2005. Điều 686 BLDS 2005 quy định về hạn chế phân chia di sản: “Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được phân chia”.

Về nguyên tắc, trong trường hợp người để lại di sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng không xác định thời điểm phân chia di sản thì người thừa kế có quyền phân chia di sản ngay sau khi người để lại di sản chết. Bởi vì bắt đầu vào thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế đã là đồng chủ sở hữu đối với di sản của người đã mất. Tuy nhiên, người thừa kế cũng có

88

quyền hạn chế phân chia di sản nếu họ thỏa thuận được với nhau về thời hạn phân chia di sản thừa kế.

Trường hợp người để lại di sản có lập di chúc thì người đó có quyền ấn định thời điểm phân chia di sản thừa kế. Vì những lý do khác nhau mà người lập di chúc đã nói rõ là di sản chỉ được chia sau một thời gian nhất định, hoặc khi có một sự kiện xảy ra thì việc chia di sản phải tạm dừng cho đến hết thời hạn đó hoặc cho đến khi sự kiện được xác định trong di chúc đã xảy ra. Thời hạn mà trong đó không được tiến hành phân chia di sản là khoảng thời gian bao nhiêu hoàn toàn do ý chí của người lập di chúc quyết định. Nếu di chúc xác định rõ thời điểm phân chia di sản thừa kế thì những người thừa kế chỉ được phân chia khi đã hết thời hạn đó. Những người thừa kế có nghĩa vụ tôn trọng quyền hạn chế phân chia di sản của người để lại di sản và có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng ý nguyện của người để lại di sản đã được thể hiện thông qua di chúc.

Như vậy, người lập di chúc không chỉ có quyền chỉ định người thừa kế, phân định di sản cho từng người thừa kế mà họ còn có quyền ấn định thời điểm phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, quyền tự định đoạt này của người lập di chúc có thể bị giới hạn trong trường hợp: “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế” (đoạn 2 Điều 686 BLDS 2005).

Để bảo vệ đời sống của một bên vợ, chồng còn sống hoặc gia đình họ, trong trường hợp nếu di sản thừa kế được chia ngay sẽ gây ảnh hưởng nghiêm

89

trọng đến cuộc sống của người đó, BLDS 2005 quy định người vợ hoặc người chồng và gia đình có quyền yêu cầu Tòa án chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định để người vợ hoặc người chồng và gia đình họ ổn định về mặt tâm lý, sức khỏe, ổn định về kinh tế…VD: Trường hợp người vợ hay người chồng còn sống đang nuôi con nhỏ, không có chỗ ở khác nhưng bố mẹ chồng vẫn yêu cầu phân chia di sản. Việc phân chia di sản trong trường hợp này sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của người vợ và những đứa con của hai vợ chồng thì theo yêu cầu của vợ hoặc chồng còn sống Tòa án sẽ xác định phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định không quá ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hạn này để cho người còn sống và gia đình họ khắc phục được khó khăn.

Sự hạn chế phân chia di sản bị chấm dứt trong trường hợp hết thời hạn hạn chế phân chia di sản mà tòa án đã xác định hoặc người còn sống là vợ hoặc chồng của người để lại di sản đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế có quyền yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế.

90

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về quyền của người lập di chúc. Qua chương 2 tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất: Luận văn đã phân tích, chỉ rõ phạm vi quyền và giới hạn quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong quá trình phân tích có sự so sánh, đối chiếu với những quy định tương ứng trong pháp luật Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, đồng thời cũng có sự so sánh với những quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam các giai đoạn trước.

Thứ hai: Qua quá trình phân tích, Luận văn cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một nội dung theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, để từ đó tìm ra phương hướng giải quyết, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội trong thừa kế theo di chúc nói chung và quyền của người lập di chúc nói riêng.

91

Chƣơng 3:

THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƢỜI LẬP DI CHÚC VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI LẬP DI CHÚC

Hiện nay, Điều 648 BLDS 2005 pháp luật quy định người lập di chúc có những quyền sau:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Điều 662. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

Trên thực tế không phải bất cứ người lập di chúc nào cũng thực hiện đúng các quyền được ghi trên, hoặc sử dụng một phần hoặc sử dụng quá cả phần quyền được pháp luật quy định như pháp luật quy định người lập di chúc chỉ có thể dành một phần tài sản của mình để di tặng, thờ cúng nhưng có những người đã định đoạt toàn bộ khối di sản của mình để dùng vào việc thờ cúng, di tặng. Hay có những di chúc định đoạt cả phần tài sản của người khác trong đó phần lớn là định đoạt cả phần tài sản của vợ hoặc chồng… dẫn đến di chúc có thể vô hiệu hoặc chỉ có hiệu lực một phần.

Bên cạnh đó, các quy định về quyền của người lập di chúc mang tính chất liệt kê mà không quy định rõ ràng, cụ thể, hướng dẫn về vấn đề này. Do đó, trong quá trình áp dụng nhiều người còn khá mơ hồ và chưa hiểu đúng với bản chất quyền của người lập di chúc. Với quan điểm cũng như nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh vấn đề này nên các tranh chấp có liên quan đến quyền tự định đoạt tài sản của người lập di chúc xảy ra khá thường xuyên và có tính chất phức tạp. Vì thế, khi giải quyết tranh chấp về quyền của người lập

92

di chúc không tránh khỏi những vướng mắc, sai lầm dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự không được bảo đảm.

Dưới đây là một số tình huống xẩy ra trên thực tế liên quan đến quyền của người lập di chúc:

3.1. Thực tiễn thực hiện quyền của ngƣời lập di chúc

3.1.1. Về truất quyền hưởng di sản thừa kế

Tại Bản án số 122/DSPT ngày 22/6/2000 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.

Ông Kiệt và bà Biết có 2 người con gái là bà Thuyết và bà Nguyệt. Ngày 16/9/1997, ông Kiệt lập tờ ủy quyền với nội dung “Nay, trong lúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối đe dọa hoặc cưỡng ép, tôi tự ý làm tờ ủy quyền này để ủy quyền cho vợ tôi là Biết, sinh năm 1918 thay mặt tôi được toàn quyền quyết định trong việc tham gia tố tụng trước các cơ quan tư pháp hành chính trong vụ kiện đòi quyền sở hữu, sử dụng, hưởng hoa lợi đối với nhà và diện tích đất vườn cây ăn trái lâu năm diện tích 12.000 m2 tọa lạc tại ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An do con gái chúng tôi là Nguyệt chiếm giữ, bà Biết cũng được toàn quyền quyết định trong các giao dịch dân sự đó với những tài sản thuộc quyền định đoạt của tôi”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 20/9/1997 bà Biết lập tờ truất quyền hưởng di sản và di tặng với nội dung: “Tôi được chồng tôi giao quyền định đoạt tài sản theo tờ ủy quyền ngày 16/9/1997 tại huyện Thuận An. Nay, trong lúc còn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép tôi tự ý làm tờ này để truất quyền hưởng thừa kế của con gái tôi là Nguyệt cùng chồng và con nuôi của chúng nó đối với tài sản riêng và chung của vợ chồng chúng tôi như nhà, vườn cây lâu năm ở ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tôi di tặng tài sản riêng và chung của vợ chồng tôi cho ba đứa cháu ngoại là Hùng, Diễm và Hoàng”.

93

Trong ví dụ đưa trên, người để lại di sản truất quyền hưởng di sản của bà “Nguyệt cùng chồng và con nuôi” của bà Nguyệt. Bà Nguyệt và con nuôi của bà Nguyệt thuộc diện thừa kế theo pháp luật của ông Kiệt, bà Biết (hàng thừa kế thứ nhất, thế vị nếu bà Nguyệt chết trước ông Biết, ông Kiệt) nên theo pháp luật, ông Kiệt và bà Biết hoàn toàn có thể truất quyền hưởng di sản của hai người này. Tuy nhiên, chồng bà Nguyệt không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của ông Kiệt, bà Biết nên theo pháp luật, ông Kiệt và bà Biết không thể truất quyền hưởng di sản đối với chồng bà Nguyệt. Nói cách khác, tờ truất quyền không có ý nghĩa với chồng bà Nguyệt. Pháp luật chỉ cho phép truất quyền hưởng di sản của “người thừa kế”, chỉ có thể truất quyền hưởng di sản của một người có quyền hưởng di sản. Người thừa kế có thể là người thừa kế theo pháp luật, người thừa kế theo di chúc và trong khuôn khổ truất quyền hưởng di sản, người thừa kế chỉ có thể là “người thừa kế theo pháp luật”.

Đối với tài sản thuộc sở hữu của ông Kiệt, ông Kiệt đã ủy quyền cho bà Biết “quyền định đoạt” và bà Biết đã định đoạt bằng di chúc (truất quyền và di tặng). Tuy nhiên, trong tình huống này, Tòa án đã xác định ủy quyền của ông Kiệt là không có giá trị pháp lý. Giả sử tờ ủy quyền này có giá trị pháp lý thì việc truất quyền của bà Biết đối với tài sản của ông Kiệt có giá trị pháp lý không? Như đã nói ở phần trên, người truất quyền phải là người lập di chúc trong khi đó lập di chúc là hành vi phải do chính cá nhân thực hiện (không thể thực hiện theo ủy quyền). Bởi vì “việc lập di chúc cũng như việc kết hôn không thể thực hiện bằng lối ủy quyền. Không ai có thể ủy quyền cho người khác để thay mình lập chúc thư mà pháp luật cũng không có quyền chỉ định một thụ ủy luật định để lập chúc thư thay thế một người khác” [12, tr.61]. Do đó, nếu tờ ủy quyền trên hợp pháp thì bà Biết cũng không thể thực hiện việc truất quyền thay cho ông Kiệt, việc truất quyền hưởng di sản phải do chính người có di sản thực hiện (không thể ủy quyền cho người khác để truất quyền

94

hưởng di sản). Nói cách khác, đối với tài sản thuộc sở hữu của ông Kiệt, tờ truất quyền trên không có giá trị pháp lý.

Người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế có phải là trường hợp “người không được quyền hưởng di sản” quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 hay không. Người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế có phải là “người không được chỉ định trong di chúc” hay không? Hiện nay, do chưa có quy định cụ thể về vấn đề truất quyền hưởng di sản thừa kế nên trong quá trình nghiên cứu pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy không chỉ người dân mà ngay cả Luật sư cũng như Thẩm phán khi giải quyết tranh chấp thừa kế còn đồng nhất các khái niệm người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế với người không được quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại Điều 643 BLDS 2005 và người không được chỉ định trong di chúc. Điều này dẫn đến những hệ lụy không nhỏ trong các vụ việc tranh chấp di sản. Trước hết, cần khẳng định rằng người bị truất quyền hưởng di sản với người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 cũng như trường hợp người bị truất quyền hưởng di sản với người không được chỉ định trong di chúc là những người hoàn toàn khác nhau, do đó hậu quả pháp lý ở mỗi trường hợp cũng khác nhau.

Chứng minh cho lập luận trên, tác giả xin đưa ra một ví dụ làm dẫn chứng cho thấy sự đồng nhất giữa người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế và người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo khoản 1 Điều 643 BLDS 2005.

Ví dụ: “Quyết định số 75/GĐT-DS của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân Tối cao ngày 24/4/2002”

Nhận thấy

Cụ Thí chết ngày 17-1-1997. Cụ Thí không có chồng con. Tài sản của cụ Thí gồm một căn nhà diện tích 12m2 trên diện tích đất đo thực tế là 970m2

95

(diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cụ Thí là 864m2). Sau khi cụ Thí chết, ngày 22/5/1998, cụ Con (chị gái của cụ Thí là người thừa kế duy nhất ở hàng thừa kế thứ 2) có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế và để lại di sản đó bằng văn bản có nội dung tự nguyện cho ông Đường toàn bộ tài sản cụ Thí để lại, có xác nhận của chính quyền địa phương. Do cụ Con chưa làm thủ tục nhận thừa kế nên ngày 16/6/2000 đã tiến hành kê khai nhận thừa kế của cụ Thí để làm thủ tục chuyển nhượng cho ông Đường. Thủ tục nhận và chuyển thừa kế chưa xong thì ngày 6/8/2000 cụ Con chết. Các con của cụ Con từ chối nhận di sản thừa kế.

Ông Mới (cũng là cháu gọi cụ Thí và cụ Con là cô) khởi kiện chia thừa kế. Trong đó các thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ 3 của cụ Thí, những người cũng có yêu cầu được chia thừa kế là ông Thân, bà Xòe, bà Toàn, ông Hai, bà Tương, bà Kèn, bà Tiêm.

Ông Đường trình bày: Diện tích đất mà cụ Thí đứng tên chính là của ông được thừa kế nhưng giao lại cho cụ Thí quản lý trong khi ông còn ở nơi khác. Vì có nguồn gốc đất như vậy nên cụ Con là người thừa kế duy nhất của cụ Thí đã làm thủ tục chuyển giao lại cho ông toàn bộ nhà đất. Nguồn gốc nhà đất và ý nguyện của cụ Thí, cụ Con như đã nêu được họ tộc mà đại diện là ông Sắc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 94)