- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ
Phần 2: Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Tỉnh An Giang 2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
2.2 Các vấn đề ưu tiên và kết quả đạt được những chỉ tiêu kinh tế chính 1 Các vấn đề ưu tiên
2.2.1 Các vấn đề ưu tiên
Là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và thương mại, nên nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế của An Giang được xác định theo thứ tự ưu tiên là: “Nông nghiệp; Thương mại – Dịch vụ; và Công nghiệp – Xây dựng”, trong đó, nông nghiệp và du lịch được coi là 2 ngành tế kinh mũi nhọn của An Giang.
Để thực hiện được mục tiêu ưu tiên này, An Giang định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tạo nền tảng cho việc phát triển thương mại – dịch vụ, công nghiệp chế biến. Phương châm đề ra là: “kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với quá trình đô thị hóa, mở rộng các khu công nghiệp, dịch vụ”.
Du lịch cũng được xác định là một trong những hướng phát triển ưu tiên của An Giang. Thông qua việc phát huy tổng hợp các nguồn lực xây dựng và phát triển du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị làm du lịch trong nước và quốc tế, Tỉnh đang phấn đấu tăng thu hút khách, phát triển các khu du lịch trọng điểm, mở rộng các tuyến du lịch ngoại tỉnh và nước ngoài, đa dạng các loại hình du lịch, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch và bảo vệ môi trường. Xây dựng nền “kinh tế xanh” được coi là một trong những ưu tiên của Tỉnh. Mặc dù hiện vẫn nay chưa có tài liệu thống kê chính thức về phát thải KNK tại An Giang, song với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng gia tăng, và kèm theo đó là nguy cơ gia tăng phát thải KNK. Vì thế, để có thể hiện thực hóa mục tiêu phát triển “kinh tế
xanh”, yêu cầu về giảm phát thải KNK và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn năng lượng đang ngày càng trở nên quan trọng và được Tỉnh đặt ra như một trong những ưu tiên hàng đầu.
Trên thực tế, “sản xuất xanh” đã được An Giang thực hiện thông qua hàng loạt nỗ lực áp dụng quy trình “sản xuất sạch hơn”, các hoạt động nhằm giảm thiểu chất thải xả ra từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng; đổi mới hoặc thay thế các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và chế biến; thay thế các loại nguyên, nhiên liệu độc hại bằng các loại khác ít độc hại hơn, hoặc có khả năng tái chế; áp dụng công nghệ mới hoặc thay đổi để đạt được công nghệ tiên tiến nhằm hạn chế mức độ phát sinh của chất thải các loại; v.v. Với ý nghĩa đó, việc “xanh hóa sản xuất” không còn là điều mới lạ bởi đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực phát triển của Tỉnh, đặc biệt các ngành kinh tế trọng điểm như nông nghiệp và du lịch. Bên cạnh đó, “lối sống xanh” được thực thi thông qua hàng loạt nỗ lực nhằm xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường; hạn chế khai thác và tiêu dùng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên; hạn chế và khắc phục phát thải ô nhiễm môi trường; các nỗ lực để tăng tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý hợp tiêu chuẩn môi trường; đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát nước thải và khí thải từ các nguồn khác nhau nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của khí thải, nước thải đến sức khỏe của người dân trong Tỉnh.