- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ
Phần 4: Những thành tựu và hạn chế trong tăng trưởng xanh 4.1 Đầu tư xanh
4.4 Tăng cường thể chế 1 Thành tựu và kết quả
4.4.1 Thành tựu và kết quả
Hệ thống chính sách và các văn bản quy phạm pháp luậtliên quan đến công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường đã được Tỉnh tích cực xây dựng và cải tiến dựa trên các chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ, pháp luật của Nhà nước về BVMT, có tính toán đến các điều kiện cụ thể của địa phương. Nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra về BVMT và PTBV, ngoài việc thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, An Giang cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương về công tác BVMT. Tỉnh đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, quy hoạch bảo vệ môi trường; đã thực hiện việc cải cách hành chính, chú trọng việc điều chỉnh các mối quan hệ của các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Tỉnh đã ban hành và chỉ đạo thực thi nhiều cơ chế chính sách nhằm xử lý trình trạng ô nhiễm môi trường (các quy định về xử lý cục bộ nạn ô nhiễm do nước thải xả ra tại các bờ sông, kênh, rạch; các quy chế về thu gom và xử lý CTR sinh hoạt; các quy định về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, v.v). Tỉnh đã điều chỉnh và ban hành mới các quy định nhằm tăng cường quản lý nhà nước về BVMT tại các làng nghề, KCN/CCN; đã ban hành và đưa vào thực hiện “Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn An Giang thời kỳ 2016-2020” (Quyết định số 1061/QĐ-UBND, ngày 15/4/2016);ban hành mới các quy định về các khu vực nhạy cảm về môi trường, các loại hình sản xuất, kinh doanh cần hạn chế đầu tư trên địa bàn Tỉnh, v.v
Các văn bản kể trên là cơ sở pháp lý và kỹ thuật để các bên liên quan thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng tài nguyên theo hướng Tăng trưởng xanh. Ngoài ra, Tỉnh còn đã và đang tiếp tục xây dựng, đề xuất, bổ sung, ban hành các quy định bảo vệ môi trường trong các chuyên ngành/ lĩnh vực nhằm cụ thể hóa các văn bản và các hướng dẫn thực hiện phù hợp với đặc thù của địa phương.
Hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường tại địa phương đã được tăng cường từ bộ máy, con người đến cơ sở vật chất, từng bước đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Trong sở TNMT An Giang
hiện nay có 268 cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên phục vụ. Bộ phận quản lý của Sở gồm 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 2 đơn vị hành chính trực thuộc Sở (chi cục BVMT và Chi Cục quản lý đất đai) cùng 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Trung tâm quan trắc và kỹ thuật TNMT; Trung tâm phát triển quỹ đất; Quỹ BVMT;Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Thông tin TNMT)
Ở cấp huyện và xã, đã có sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng cán bộ môi trường: các phòng TNMT cấp huyện đã có cán bộ chuyên trách về BVMT, trong đó nhiều địa phương cấp xã cũng đã có công chức nông nghiệp - môi trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối tốt.
4.4.2 Hạn chế tồn tại
Bên cạnh các thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế đang tồn tại trong hệ thống thể chế của Tỉnh, gây cản trở cho việc đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX quốc gia.
Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về BVMT và PTBV tuy đã được quan tâm, nhưng chưa đảm bảo tính đồng bộ, chưa đáp ứng nhanh, nhạy với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Việc rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch kế hoạch, chiến lược của Tỉnh còn chưa được thực hiện một cách kỹ lưỡng nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với định hướng của Chiến lược và KHHĐ TTX, chưa được đề xuất điều chỉnh hoặc chưa có khung hướng dẫn thực hiện cụ thể và rõ ràng.
Các nhiệm vụ BVMT, thích ứng với BĐKH và thực hiện TTX còn chưa được lồng ghép vào các kế hoạch, quy hoạch, dự án phát triển của địa phương, chưa được xem như một tiêu chí quan trọng trong khi phê duyệt các văn bản này.
Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, giữa các thành viên thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;
Chưa có các tiêu chí rõ ràng cho việc xác định các hoạt động, chương trình, dự án TTX tại địa phương. Công tác điều tra cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu cập nhật và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu cần thiết về diễn biến môi trường. Việc trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho viêc theo dõi, đánh giá và báo cáo một cách thường xuyên về thực trạng tăng trưởng, quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn còn yếu kém. Chưa có các tiêu chí khung hoặc phương án cho theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX của Tỉnh;
Nguồn kinh phí dành cho các hoạt động ứng phó với BĐKH, PTBV, TTX còn hạn hẹp. Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm không đủ để thực hiện các công trình, nhiệm vụ BVMT đã được xác định trong quy hoạch/kế hoạch (ví dụ: hoạt động nhân rộng mô hình thu gom và xử lý chai lọ thuốc BVTV, xây dựng trạm xử lý nước thải tại các KCN-CCN, hệ thống xử lý nước thải ở bệnh viện, v.v.). Các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và các tổ chức quốc tế thường chậm trễ, trong khi đó, Tỉnh chưa thể chủ động được nguồn vốn phục vụ cho các mục tiêu TTX, chưa huy động được sử tham gia tài chính của các thành phần kinh tế khác (ngoài nhà nước).
Nhân sự ở các sở, ngành và huyện, thị, thành trong Tỉnh còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ yếu làm kiêm nhiệm, chưa được đào tạo các kiến thức về TTX. Đầu tư cho tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về BVMT còn quá thấp, đặc biệt thấp ở các cấp dưới (quận/ huyện và xã/phường). Tỉnh vẫn chưa
có các cơ chế, chính sách cụ thể cho việc huy động và quản lý nguồn lực (cả nhân, tài và vật lực) cho PTBV và TTX giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030.
Nhận thức của cộng đồng địa phương về TTX, về các phòng ngừa, thích ứng với BĐKH còn thấp. Không chỉ người dân ở các vùng nông thôn, mà ngay cả một số chủ doanh nghiệp, dự án ở các khu đô thị cũng chưa thể hiện rõ nhận thức và sự tiến bộ trong các quá trình đăng ký chủ nguồn thải, gửi báo cáo định kỳ về giám sát môi trường, chưa chủ động lập kế hoạch ứng phó với sự cố môi trường, còn né tránh trong đầu tư công trình xử lý chất thải, v.v.