Hạ tầng khác Hạ tầng thương mạ

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 42)

- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ

Phần 2: Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Tỉnh An Giang 2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

2.5.3 Hạ tầng khác Hạ tầng thương mạ

Hạ tầng thương mại

Trên địa bàn tỉnh hiện có 277 chợ bao gồm 06 chợ hạng II (chưa có chợ hạng I), 220 chợ hạng III, 01 chợ chuyên doanh bò và 50 điểm họp chợ tự phát, chợ tạm. Mật độ chợ hiện tại là 1,72 chợ/xã, phường, cao hơn mức bình quân của cả nước (0,87 chợ/xã, phường); Mỗi chợ phục vụ bình quân 7.759,77 người (cả nước là 10.243 người/chợ); Bán kính phục vụ của mỗi chợ 2,02 km, khoảng cách này cao hơn so với qui định bán kính phục vụ trung bình của một chợ hạng 3 là 1,2 km của tiêu chuẩn thiết kế - xây dựng chợ Việt Nam. Các loại hình cơ sở kinh doanh mới như siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh ở các thành phố, thị xã (chủ yếu ở thành phố Long Xuyên, khu miễn thuế Tịnh Biên). Hệ thống chợ nông thôn được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới thông qua thực hiện chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư; nâng tổng số chợ nông thôn toàn tỉnh hiện có đến nay là 215 chợ; trong đó, chợ đạt chuẩn loại 3 là 176 chợ (chiếm tỷ lệ 81,5% tổng số chợ nông thôn toàn tỉnh).

Trong thời gian tới, An Giang đặt mục tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua sắm của người dân. Khuyến khích khu vực tư nhân phát triển các cửa hàng tổng hợp, siêu thị nhằm gia tăng tốc độ luân chuyển các luồng hàng hóa, tăng cường quan hệ thị trường trên địa bàn.

Giáo dục – đào tạo

Năm 2010, mạng lưới trường học bao gồm 396 trường, trong đó có 154 trường trung học cơ sở và 47 trường trung học phổ thông.

Hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của Tỉnh gồm 1 trường đại học, 1 trường cao đẳng, 1 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường nghiệp vụ, 1 trường dạy nghề của tỉnh và 10 trung tâm giáo dục thường xuyên. Toàn tỉnh không còn phòng học ca 3 và phòng học tre lá tạm bợ, số phòng học kiên cố đạt 54,95%, bán kiên cố đạt 45,05%.

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)