Những giá trị tài nguyên tự nhiên của An Giang 1 Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 44)

- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ

Phần 3: Tài Nguyên Và Môi Trường

3.1 Những giá trị tài nguyên tự nhiên của An Giang 1 Tài nguyên rừng

3.1.1 Tài nguyên rừng

An Giang hiện có diện tích rừng khoảng 14.827 ha, trong đó đất trồng rừng phòng hộ gồm 9.450 ha, rừng sản xuất là 4,112 ha và rừng đặc dụng 1.265 ha. Chủ yếu phân bố tập trung ở 4 huyện, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc và Thoại Sơn. Phần lớn là rừng phòng hộ, nên giá trị sản xuất thấp. Trong giai đoạn 2011-2015, An Giang duy trì được tỷ lệ che phủ rừng 22,4%, đạt mức kế hoạch đề ra.

Rừng An Giang giàu có cả về động vật và thực vật. Thực vật rừng ở đây tương đối phong phú và đa dạng, thuộc 2 hệ sinh thái chính là hệ sinh thái thực vật rừng vùng đồi núi và hệ sinh thái thực vật ngập nước úng phèn. Rừng cây gỗ lớn phân bố ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở thành phố Châu Đốc, huyện Thoại Sơn. An Giang có 815 loài thực vật rừng bậc cao, trong đó các loài cây gỗ lớn chiếm14,2%, cây gỗ nhỏ (18,3%), loài cây bụi, tiểu mộc chiếm 25,8%, loài dây leo(chiếm 12,9%), loài cây dạng cỏ chiếm 21,8%, v.v.

Hệ động vật rừng tràm có 70 loài gồm các loại chim rừng như: le nâu, vịt trời; các loài tôm, cá phổ biến như: cá lóc, cá bông, cá sặc, các loài thuộc lớp lưỡng thể như: Nhái, Ếch đồng, Ngóc; các loài bò sát như: trăn Gấm, trăn Mốc, rắn Hổ đất, rắn Cạp nong. Hệ động vật vùng đồi núi: các loài chiếm ưu thế như Khỉ, Nai, Cáo, Chồn, Cheo cheo...., về chim có nhiều loài như chào mào, chích chòe, sáo; bò sát như: kỳ đà, thằn lằn bóng, rắn. Tuy nhiên do các hoạt động săn bắt nên một số loài trên đang bị suy giảm đáng kể cả về số lượng và chủng loại.

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)