- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ
Phần 4: Những thành tựu và hạn chế trong tăng trưởng xanh 4.1 Đầu tư xanh
4.2 Phát triển hạ tầng 1 Thành tựu và kết quả
4.2.1 Thành tựu và kết quả
Thời gian gần đây, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng “xanh hóa”. Tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Long Xuyên với tổng công suất dự án 60.000m3/ ngày đêm; công suất giai đoạn I 30.000m3/ngày đêm (dự án đang trong giai đoạn thi công). Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Châu Đốc với tổng công suất dự án 5.000m3/ngày đêm cũng đã được đưa vào vận hành. Dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn (tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành) với quy mô diện tích 22,46 ha, công suất 300 tấn/ngày đang được triển khai thực hiện. Phần hạ tầng của khu liên hợp xử lý chất thải rắn (xã Phú Thạnh, Phú Tân) với diện tích 13,4 ha, công suất 100 tấn/ngày đang được thi công. Nhà máy xử lý nước thải KCN Bình Hòa, Bình Long, v.v. với quy mô công suất 2.000m3/ngày đêm đang được đầu tư xây dựng.
Hạ tầng giao thông, thủy lợi tiếp tục được đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp, nhu cầu đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa. Trong đó, giao thông nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, với các nguòn kinh phí như trái phiếu chính phủ, thủy lợi phí, nga n sách tỉnh. Giao thông nông thôn hiện được coi là đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và nhu càu đi lại ở vùng no ng tho n.
Toàn tỉnh có 623 tiểu vùng với chiều dài 5.372 km, kiểm soát lũ bảo vệ sản xuất cho hơn 242.264 ha. Trong đó, có 397 tiểu vùng bao triệt để với chiều dài 3.779 km kiểm soát lũ hơn 176.079 ha và 224 tiểu vùng bao chống lũ tháng 8 với chiều dài 1.585 km kiểm soát lũ 62.771 ha đất sản xuất 2 vụ. Bên cạnh đó, tỉnh đang triển khai thực hiện một số dự án đầu tư hạ tầng từ nguồn ODA: Dự án Thủy lợi phục vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn vùng Bắc Vàm Nao; Dự án Nam Vàm Nao; Hợp phần 3 – Dự án Quản lý rủi ro thiên tai. Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã thực hiện đầu tư nâng cấp, xây dựng mới 1.906,8 km đường giao thông nông thôn (đường đến trung tâm xã và từ xã về đến ấp, đường liên ấp). Nâng cấp và xây dựng mới 462 cầu với tổng chiều dài 14.966,3m. Với tổng vốn đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn là 1.343.885 triệu đồng.
Giai đoạn 2011-2014, nhiều nguồn lực được tập trung cho việc đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống điện, nâng cao chất lượng điện nhằm cung cấp nguồn điện ổn định, liên tục. Tỉnh đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp 567,87 km đường dây trung thế, 410,6 km đường dây hạ thế, tổng dung lượng các trạm biến áp là 290.053 kVA, với tổng vốn đầu tư là 676.277 triệu đồng. Năm 2015, đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 123,9 km đường dây trung thế, 115 km đường dây hạ thế; tổng dung lượng các trạm biến áp là 10.085 kVA với tổng vốn đầu tư khoảng 169.897 triệu đồng. Cũng trong năm này, trong phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đã có 17 công trình cấp điện đã được xây dựng tại các xã điểm trong Tỉnh. Một số dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cung cấp điện cũng đang được Tỉnh tích cực chuẩn bị, trong đó quan trọng phải kể đến là dự án “Cấp điện cho các thôn, ấp chưa có điện tỉnh An Giang giai đoạn 2013 – 2020”, dự án “Kéo cáp ngầm trung thế vượt nhánh sông Hậu cấp điện cho cồn Phó Ba”. Cả 2 dự án này đều trong giai đoạn xây dựng trình UBND tỉnh phê chuẩn.
Hạ tầng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường của An Giang đang dần được cải thiện. Số lượng công trình cấp nước tập trung tăng từ 123 (năm 2005) lên 202 công trình (năm 2015). Các công trình nước sạch và vệ sinh tại các xã điểm nông thôn mới được ưu tiên đầu tư. Các trạm cấp nước này hiện đang được quản lý khai thác khá tốt, đa số trạm được đánh giá ở mức bền vững. Giai đoạn 2011 – 2015, chỉ tính rie ng Chương trình MTQG nước sạch và VSMT no ng tho n đã đàu tư 61 co ng trình cáp nước ta ̣p trung, 202 co ng trình vệ sinh trường học, 30 co ng trình ve ̣ sinh trạm y té và nhiều co ng trình ve ̣ sinh hộ gia đình và chuòng trại theo tiêu chuẩn “hợp vệ sinh” với tỏng kinh phí thực hie ̣n là 245.759 trie ̣u đòng. Nhờ đó, đến cuối năm 2015, tỷ lệ người dân sử dụng nước đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02:2009/BYT) chung trong toàn tỉnh là 80,03%. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 96,82%.
Cơ sở va ̣t chát cho y té, giáo dục cũng đã được chú ý đầu tư nâng cấp tốt hơn. Trong giai đoạn 2011 – 2015, Tỉnh đã thực hiện đầu tư nâng cấp xây dựng mới 11 bệnh viện tuyến huyện, 11 Trung tâm Y tế huyện, cải tạo 5 phòng khám đa khoa khu vực, 39 Trạm y tế xã. Các trạm Y tế xã được đầu tư bổ sung trang thiết bị cơ bản phục vụ khám chữa bệnh thông thường, sơ cấp cứu, đỡ đẻ tại trạm và thực hiện các chương trình y tế, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất cho ngành giáo dục. Chỉ tính riêng năm 2014, đã triển khai xây dựng 45 trường học với tổng vốn đầu tư 452.210 triệu đồng (trong đó ngân sách tỉnh: 317.246 triệu đồng, ngân sách huyện: 134.964 triệu đồng).
An Giang là một trong những tỉnh có hạ tầng bưu chính viễn thông tốt. Hiện nay, 100% số xã trong Tỉnh có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông. Dịch vụ internet đã được phủ kín trên diện tích toàn tỉnh, người dân ở các xã, ấp đều có thể truy cập, nối mạng interrnet một cách thuận tiện.
Hạ tầng thương mại đã được cải thiện. Các loại hình cơ sở kinh doanh mới như siêu thị, cửa hàng tiện lợi được chú trọng đầu tư và đang phát triển với tốc độ tương đối nhanh ở các thành phố, thị xã (nhất là ở thành phố Long Xuyên, khu miễn thuế Tịnh Biên). Hệ thống chợ nông thôn được khuyến khích và ưu đãi đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Nhờ đó, tổng số chợ nông thôn toàn tỉnh hiện có đến nay tăng lên 215 chợ; trong đó, chợ đạt chuẩn loại 3 là 176 chợ.
4.2.2 Hạn chế và tồn tại
Mặc dù có những thành tựu nêu trên, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Tỉnh còn thiếu đồng bộ, lạc hậu, chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc thu hút nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, CCN còn yếu, dẫn đến hiệu quả sử dụng đất trong khu công nghiệp chưa cao.
Hạ tầng giao thông quy mô nhỏ, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; nhiều tuyến đường giao thông chưa được nâng cấp, chưa nhựa hóa, gây khó khăn cho việc đi lại và phục vụ sản xuất, nhất là khu vực nông thôn. Công tác quản lý, bảo trì đường bộ chưa coi trọng đúng mức. Hệ thống lưới truyền tải điện tuy được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện sản xuất và sinh hoạt. Việc đầu tư xây dựng lưới điện trung, hạ thế còn hạn chế. Một số khu vực nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa hiện vẫn chưa có điện lưới phục vụ thắp sáng sinh hoạt.
Các công trình cấp nước được xây dựng quá la u, đã xuóng cáp, lạc ha ̣u chưa đáp ứng được nhu càu sử dụng thực té của người da n (theo định mức 60 lít/người/ngày), chát lượng đàu ra chưa tha ̣t sự ỏn định. Tỉnh chưa đưa ra chính sách ưu đãi, khuyến khích phù hợp về lĩnh vực đầu tư, quản lý vận hành công trình cấp nước, do đó không thu hút được nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Vẫn còn nhiều hạn chế trong hạ tầng thương mại của Tỉnh. Mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn vẫn còn đơn điệu. Các loại hình chợ truyền thống vẫn chiếm giữ vai trò nòng cốt. Siêu thị, cửa hàng tiện lợi mới chỉ tập trung ở thành phố, thị xã, với quy mô còn khiêm tốn và trình độ tổ chức kinh doanh chưa cao. Các chợ hiện có cũng còn rất hạn chế về tình trạng cơ sở vật chất, trình độ quản lý, hạn chế trong bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, v.v.
Cơ sở vật chất cho y tế xã chưa được chú trọng đầu tư đúng mức: đến cuối 2015, mới có 48/119 xã (chiếm 40,33%) có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tuy chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến xã có được cải thiện, nhưng nhiều xã còn chưa thể thực hiện được việc quản lý sức khỏe người dân theo từng hộ gia đình. Công tác quản lý và phục hồi chức năng cho người tàn tật trong cộng đồng chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Đến năm 2014, tỷ lệ trạm Y tế xã có bác sỹ chỉ đạt 68% (mục tiêu đề ra đến cuối năm 2015 là 84%).
Hạ tầng văn hóa, giáo dục vẫn còn yếu kém. Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ rất thấp (7,75%, tức chỉ có 60/792 trường đạt chuẩn). Số xã có trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn theo quy định là 6/119 xã (chỉ đạt 5,04%).
Hạ tầng kỹ thuật môi trường, đặc biệt là cấp thoát nước sinh hoạt nông thôn tuy được cải thiện hơn, nhưng vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế.