Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 46 - 47)

- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ

3.1.4Tài nguyên du lịch

Phần 3: Tài Nguyên Và Môi Trường

3.1.4Tài nguyên du lịch

An Giang là tỉnh nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, có cửa ngõ biên giới các cửa khẩu quốc tế sang Campuchia, có đồng bằng, có miền núi, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử đặc sắc (cụm di tích núi Sam, đồi Tức Dụp, Khu du lịch núi Cấm, núi Két, núi Dài, khu du lich sinh thái rừng Trà Sư, Mỹ Hòa Hưng, làng bè Châu Đốc, v.v.) là các lợi thế để phát triển du lịch. Ngoài ra, đến năm 2015, An Giang có 77 khách sạn, hàng trăm nhà nghỉ, nhiều nhà hàng hiện đại, tiện nghi, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách.

Lượng khách đến An Giang tăng đều trong những năm qua: khách trong nước tăng từ 258.400 lượt người năm 2010 lên 289.830 lượt người năm 2014, khách quốc tế tăng từ 47.400 người lên 60.195 người trong cùng kỳ.

Với những lợi thế sẵn có, ngành Du lich An Giang được xác định là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, ngành “mũi nhọn”. Mặc dù phát triển du lịch đang đối mặt với nhiều thách thức, Tỉnh vẫn đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 thu hút được 6,5 triệu lượt khách. Các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa được chú trọng phát triển. Các khu du lịch trọng điểm được xác định bao gồm: Núi Sam, núi Cấm, núi Cô Tô, núi Dài, khu lưu niệm bác Tôn, khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh. Các tuyến du lịch Long Xuyên – Chợ Mới- Phú Tân- tân Châu- An Phú; Long Xuyên – Châu Thành – Châu Phú – Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn – Thoại Sơn được khai thác.

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 46 - 47)