- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ
Phần 2: Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Tỉnh An Giang 2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
2.2.2 Các chỉ tiêu kinh tế chính Công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp và xây dựng
Là khu vực có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 7% (giai đoạn 2011-2015). Tuy vậy, Công nghiệp - xây dựng hiện là khu vực chiếm tỷ trọng không cao trong nền kinh tế An Giang, chỉ góp 13,52% trong tổng GRDP của Tỉnh.
Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp, chiếm 95,39% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh (10.463,93 tỷ đồng năm 2015). Chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp chế biến lúa gạo và thủy sản, trong đó đã có một số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với quy mô, công suất lớn, máy móc thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí nông nghiệp, các sản phẩm phục vụ nhu cầu xây dựng hạ tầng giao thông, xây dựng dân dụng.
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Trên địa bàn Tỉnh hiện có 03 khu công nghiêp (KCN) là Bình hHòa, Bình Long và Xuân Tô, và 17 cụm công nghiệp (CCN) đã được lập quy hoạch chi tiết tạo điều kiện cho địa phương thu hút đầu tư, trong đó có 8 CCN đã đi vào hoạt động với 21 dự án. Trên địa bàn Tỉnh còn có 29 làng nghề, làng thủ công truyền thống với 6.056 hộ làm các nghề mộc, dệt lụa, gạch ngói và đồ gốm, đan lưới, chì chài, v.v. Sự hình thành và đưa vào hoạt động các KCN, CCN đã làm phát sinh các loại chất thải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Lĩnh vực xây dựng có chuyển biến tích cực, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hệ thống giao thông. Một số công trình quan trọng được quan tâm đầu tư như: Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao, đường tránh Quốc lộ 91 (Châu Đốc - Tịnh Biên), đường Hà Hoàng Hổ, cầu Mương Khai lớn, cầu Cống Vong, cầu Ninh Phước, đường tỉnh 943, 02 cầu đường tỉnh 948 (cầu Bưng Tiền, cầu Tà Đéc), 07 cầu trên tuyến Quốc lộ 91
thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên; Trường Đại học An Giang, các dự án kiên cố hóa trường lớp học; các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.
Nông lâm ngư nghiệp
Trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân của khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 2,64%, trong đó, chủ yếu tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp (tăng 3,1%,), thủy sản giảm 0,5%, và lâm nghiệp tăng 0,2%. Mức đóng góp chung của khu vực nông-lâm-ngư chỉ đạt 0,61% vào tăng trưởng chung của tỉnh (8,63%).
Mục tiêu của ngành nông lâm thủy sản đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 2,7%. Để làm được điều này, An Giang thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp theo phương châm lấy tổ chức lại sản xuất làm cơ sở, lấy ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ làm khâu đột phá, lấy thị trường làm tiền đề và mục tiêu; Chuyển từ tư duy phát triển theo diện tích, năng suất, sản lượng sang tư duy về giá trị và hiệu quả kinh tế đạt được. Trong thời gian tới, Tỉnh tập trung vào 03 nhóm sản phẩm chiến lược của tỉnh là gạo,cá và rau màu.
Trồng trọt
Cây lúa là sản phẩm chính của trồng trọt ở An Giang. Năm 2015, sản lượng lúa đạt 4,078 triệu tấn (ta ng hơn 350 ngàn tấn so năm 2010). Giá trị sản xuát no ng nghiệp đạt hơn 129 trie ̣u đòng/ha vào na m 2015 (tăng 51,5% so năm 2010). Năng suất lúa tăng liên tục qua các năm là nhờ Tỉnh đã thực hiện việc xuống giống đúng lịch thời vụ, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, tăng tỷ lệ cơ cáu giống chất lượng cao. Năm 2015, diện tích đất trồng lúa ở An Giang là 633,9 ngàn ha, chiếm 90% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, với sản lượng cả năm đạt 4,075 triệu tấn.
Die ̣n tích ca y hoa màu ngày được mở rộng và đạt khoảng 67 nghìn ha vào cuối năm 2015. An Giang đã và đang thực hiện chủ trương chuyẻn đỏi mo ̣t phàn die ̣n tích sản xuất lúa kém hie ̣u quả sang tròng những loại ca y có giá trị kinh té cao hơn và ứng dụng công nghệ cao.
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 tăng diện tích canh tác theo mô hình “cánh đồng lớn” lên 80.000 ha (bằng 65% diện tích chuyên canh lúa hàng hóa có liên kết tiêu thụ); Diện tích trồng lúa ổn định khoảng 640.000 ha; diện tích trồng màu khoảng 71.000 ha.
Chăn nuôi
Heo và gia cầm là loại vật nuôi chính ở An Giang. Tỷ trọng ngành cha n nuo i tương đối ỏn định, na m 2015, cha n nuo i chiém 6,2% trong no ̣i ngành no ng nghie ̣p. Đã có nhiều tiến bộ đạt được trong công nghệ chăn nuôi: các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được áp dụng rộng rãi; nhiều hộ nuôi heo với số lượng lớn đã thực hiện xử lý phân qua hầm biogas, ủ phân hoặc đào hố chôn lấp. Một số dự án phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, dự án xây dựng mô hình giết mổ, tiêu thụ thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm, xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, v.v. được thực hiện. Phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại quy mô lớn bước đầu được hình thành.
Cuối năm 2015, tổng số vật nuôi trong Tỉnh là: 124000 trâu bò; 145000 heo (số lượng giảm so với thời kỳ trước); và 4.400.000 gia cầm.
Nuôi cá tra là ngành sản xuất chính của thủy sản An Giang. Năm 2015, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh 2.480 ha, trong đó diện tích nuôi cá tra đạt 1.233 ha. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng thu hoạch đạt 326.565 tấn, trong đó sản lượng cá tra, basa 248.604 tấn. Hiện nay, ngành này đang được chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và đang góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Bên cạnh cá tra, một số mặt hàng thủy sản khác như tôm giống tôm càng xanh toàn đực, lươn đồng, cá lăng nha, cá rôphi và một số loại cá bản địa khác bắt đầu phát triển. Năm 2015, tổng die ̣n tích nuo i trồng thủy sản đạt 2.686 ha. Trong đó: Die ̣n tích nuo i cá tra là 1.220 ha; Diện tích nuôi tôm càng xanh 400 ha (giảm 87 ha); Só lòng bè đạt 1.800 – 2.000 cái. Sản xuất giống thủy sản ngày càng phát triển: tôm càng xanh toàn đực đạt 150 triệu con; Cá tra giống 300.000 con; Cá hô 70.000 con; Cá diêu hồng Ecuador 1 triệu con. Một số đối tượng khác như cá tra bột, lươn đồng, cá lăng nha, và các loại cá bản địa tăng đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Mục tiêu đến 2020 tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên khoảng 2.800 ha (tăng khoảng 300 ha so với năm 2015).
Thương mại dịch vụ
Trong giai đoạn 2011-2015, thương mại dịch vụ là khu vực có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (7,42%), và cũng là khu vực có đóng góp cao nhất vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Thương mại
Thương mại nội địa tăng nhanh, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt 73.610 tỷ đồng (gấp 2,049 lần so năm 2010); tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 15,43%/năm, vượt 0,4% so kế hoạch. Ngành thương mại đã nỗ lực khai thác các lợi thế của Tỉnh, đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ hàng nông sản, cung ứng nguyên liệu cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân. Trong 5 năm 2011-2015, đã có 43 chợ, 02 siêu thị và 01 trung tâm mua sắm được đưa vào khai thác.
Mục tiêu từ nay đến 2020 là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hợp tác giao thương để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng và khai thác thị trường nội địa, gắn kết với hệ thống phân phối; khai thác thế mạnh kinh tế biên giới, gia tăng lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu để phát triển các loại hình dịch vụ.
Ngoại thương: kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2015 đạt 4,53 tỷ USD (tăng 51,5% so với giai đoạn 2006 – 2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 5,85%. Các mặt hàng chủ lực của tỉnh là: xuất khẩu gạo đạt 2.585 ngàn tấn (gần 1.210 triệu USD), thủy sản 805 ngàn tấn (đạt 1,960 triệu USD), rau quả đông lạnh 39 ngàn tấn (53 triệu USD), và 79,6 triệu sản phẩm may mặc (364 triệu USD). Năm 2015, hàng hóa của Tỉnh đã có mặt tại 133 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó gạo đã xuất qua 44 nước, rau quả đông lạnh xuất đi 04 nước, hàng thủy sản đã xuất qua 75 nước. Một số sản phẩm xuất khẩu chính của tỉnh như rau quả đông lạnh, gạo sạch... đã đạt tiêu chuẩn vào những thị trường khó tính.
An Giang còn chủ động khai thác lợi thế kinh tế biên mậu, lưu lượng hàng hóa mua bán, trao đổi qua các cửa khẩu biên giới luôn giữ ổn định ở mức cao, chiếm 1/3 giá trị trao đổi ngoại thương Viêt Nam - Campuchia. Tổng kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu của Tỉnh đạt 1,3 tỷ USD năm 2014.
Mục tiêu phấn đấu đến 2020 tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 70 triệu USD trong giai đoạn 2016-2020.
Du lịch An Giang phát triển ở mức khá. Tỉnh đã từng bước xây dựng hình ảnh ngành Du lịch thân thiện với du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch. Trong giai đoạn 2011– 2015, tổng lượt khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đạt 28,3 triệu lượt (bình quân trên 5,6 triệu lượt khách/năm), tốc độ tăng lượt khách bình quân đạt 2,9%/năm, trong đó, khách quốc tế đạt 294.631 lượt (bình quân khoảng 58.900 lượt/năm), tăng bình quân 9%/năm. Mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái, du lịch nông nghiệp, trang trại, du lịch homestay bước đầu được phát triển. Mô hình du lịch giáp biên giới Campuchia, du lịch khám phá sông Mê Kông liên tục được mở rộng và khai thác với hiệu quả khá cao.
An Giang đặt mục tiêu đến năm 2020, xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là điểm đến hấp dẫn, uy tín, chất lượng và sức cạnh tranh cao trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Phấn đấu đưa An Giang vào điểm du lịch quốc gia. Trong đó, ưu tiên tập trung phát triển 04 loại hình du lịch đặc trưng gồm du lịch tâm linh; du lịch thăam quan, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái, du lịch sông nước; thăam quan di tích văn hóa lịch sử.
Dịch vụ vận tải
Các dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân, với nhiều loại phương tiện khác nhau. Toàn tỉnh hiện có gần 5.507km đường giao thông và 1.639 cây cầu với chiều dài gần 55,7km. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng vận chuyển hàng hóa bình quân đạt 4,5%/năm; vận chuyển hành khách tăng 2,6%/năm.
Chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng được nâng lên, các loại xe vận chuyển hành khách đã triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, giúp ngành chức năng quản lý được các phương tiện chạy đúng tuyến, đúng tốc độ quy định.
Dự báo khối lượng vận tải hành khách đường bộ giai đoạn 2011-2020 tăng trung bình 6%/năm (đạt 40.5 triệu lượt hành khách năm 2020). Khối lượng hành khách luân chuyển tăng trung bình 6%/năm, đạt 14.540.000 hành khách năm 2020. An Giang đặt mục tiêu tăng khối lượng vận tải hàng hóa đường bộ trung bình 2016-2020 lên 10%/năm, đạt 3.162 tấn/năm vào năm 2020. Khối lượng luân chuyển hàng hóa đường bộ tăng trung bình 10%/năm, đạt 363 triệu tấn/km năm 2020. Đến năm 2020, tăng số lượng các phương tiện vận tải đường bộ đủ để đáp ứng nhu cầu vận tải cả hành khách và hàng hóa.
Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa đường thủy được dự báo tăng trung bình 7% giai đoạn 2011-2020, đạt 3785.810 tấn (tương đương 643,8 triêu tấn/km) vào năm 2020; khối lượng vận chuyển, luân chuyển hành khách đường thủy trong cùng kỳ tăng 1,9%, đạt 4,95 triệu khách, tương đương 207 triệu khách/km. Để đảm báo đạt được mục tiêu trên, An Giang cần tăng số lượng các phương tiện vận tải đường thủy. Theo dự báo, đến năm 2020, Tỉnh cần có 37.8581 TPT cho vận chuyển hàng hóa và 15.482 nghìn ghế cho vận tải hành khách theo đường thủy.
Bưu chính viễn thông
Hạ tầng bưu chính, viễn thông tiếp tục được đầu tư mở rộng với công nghệ hiện đại, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn. Phạm vi phủ sóng chương trình phát thanh của đài Phát thanh - Truyền hình An Giang đã bao trùm toàn Tỉnh. Năm 2015, tỷ lệ hộ dân xem được truyền hình đạt khoảng 98%. Chương trình truyền hình tiếng Khmer đã chính thức được phát trên kênh 8-VHF phục vụ tốt nhu cầu nghe, xem chương trình tiếng Khmer của dân cư. Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp cơ sở được thành lập, củng cố, nâng cấp, đưa tỷ lệ phủ sóng trên địa bàn dân cư đạt 85%.
Đến nay, mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã đến được với các vùng sâu vùng xa, đảm bảo nhu cầu thông tin thông suốt trong nước và ngoài nước. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1 bưu cục trung tâm, 11 bưu cục cấp huyện và 154 bưu cục ở các xã phường thị trấn.