Các vấn đề môi trường cần xử lý

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 49 - 50)

- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ

Phần 3: Tài Nguyên Và Môi Trường

3.2.3 Các vấn đề môi trường cần xử lý

Mặc dù chất lượng môi trường ở An Giang hiện vẫn được cho là về cơ bản vẫn nằm trong tầm kiểm soát, song các kết quả đánh giá hiện trạng môi trường của Tỉnh cho thấy có một số vấn đề môi trường đang nổi lên hiện nay, đó là:

Suy giảm tài nguyên nước: phát sinh do những hoạt động sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mekong; Sử dụng nước ngầm bừa bãi cho mục đích sản xuất; do xác định cơ cấu kinh tế chưa hợp lý; do mở rộng diện tích trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản, mở rộng công nghiệp chế biến thủy sản; gia tăng hoạt động của các KCN/CCN; và những hạn chế trong kiểm soát nước thải công nghiệp.

Ô nhiễm nguồn nước: nguồn nước mặt của An Giang đang phải đối mặt với các tác nhân gây ô nhiễm từ: (i) Các doanh nghiệp công nghiệp: mặc dù trong các KCN đã hình thành hệ thống thu gom và xử lý nước thải, nhưng việc vận hành trên thực tế hệ thống này chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất nằm phân tán bên ngoài các KCN vẫn thải nước chưa qua xử lý ra môi trường, làm tác động đến chất lượng các nguồn nước; (ii) Chất thải rắn, thuốc bảo vệ thực vật từ nông nghiệp, từ nuôi trồng thủy sản; (iii) nước thải sinh hoạt từ các vùng đô thị và nông thôn, nơi nước thải chưa xử lý được đổ thẳng ra hệ thống kênh rạch, sông suối, là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm nước. Nước ngầm ở An Giang cũng có nguy cơ bị ô nhiễm do: (i) khai thác quá mức nước ngầm cho các mục đích tưới tiêu và phục vụ sinh hoạt; (ii) Các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản không những làm thay đổi địa hình, điều kiện tàng trữ và thoát nước, mà còn làm thay đổi tính chất hóa học của nước.

Suy thoái tài nguyên đất: Tài nguyên đất có nguy cơ suy thoái do các hoạt động khai thác quá mức khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng; Do xây dựng các KCN/CCN; Phát triển hạ tầng giao thông; Do thiếu các bãi chôn lấp và xử lý có hiệu quả các loại CTR. Tài nguyên đất ở An Giang còn bị ảnh hưởng lớn nếu nước biển dâng do tăng nhiệt độ trái đất do đất sẽ bị xâm mặn.

Thay đổi đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước và thủy sinh: do chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng mở rộng sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản; do gia tăng công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản; ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các KCN/CCN; do phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển, cảng sông; do xây dựng và vận hành hệ thống đê bao kiểm soát lũ, cống ngăn mặn.

Gia tăng chất thải đô thị, chất thải công nghiệp, chất thải từ các khu/cụm/tuyến dân cư: do gia tăng dân số, gia tăng tốc độ đô thị hóa, gia tăng hoạt động của các KCN/CCN, lượng chất thải rắn được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới. Trong khi đó, công tác thu gom, xử lý chất thải, nhất là CTR sinh hoạt còn chưa đáp ứng yêu cầu. An Giang hiện đang thiếu bãi chôn lấp và khu xử lý chất thải rắn có hiệu quả.

Gia tăng rủi ro môi trường và thiên tai: Rủi ro môi trường và thiên tai phát sinh do biến đổi khí hậu; do các hoạt động chiếm dụng nước ở thượng nguồn sông Mêkong cũng đang là các vấn đề mà kinh tế An Giang phải đối mặt.

Các vấn đề môi trường khác: Tài nguyên khoáng sản còn chưa được quản lý tốt, dẫn đến việc khai thác ồ ạt (ví dụ: khoáng sản làm vật liệu xây dựng) và sử dụng kém hiệu quả. Tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường chưa có sự cải thiện đáng kể. Tiến độ quy hoạch, xây dựng các khu sản xuất tập trung, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm còn chậm.

 Đầu tư cho phát triển hạ tầng các khu đô thị chưa đáp ứng yêu cầu về PTBV và TTX.

Trong số đó, suy giảm tài nguyên nước, suy thoái tài nguyên đất, thay đổi đa dạng sinh học (hệ sinh thái đất ngập nước và tài nguyên thủy sinh) là những vấn đề cấp thiết, cần sớm được ưu tiên giải quyết.

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)