Cải thiện môi trường

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 53 - 55)

- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ

4.3Cải thiện môi trường

Phần 4: Những thành tựu và hạn chế trong tăng trưởng xanh 4.1 Đầu tư xanh

4.3Cải thiện môi trường

4.3.1 Thành tựu và kết quả

Đã có nhưng nỗ lực nhất định trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn tại An Giang. Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR tăng dần theo từng năm. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ CTR y tế được thu gom và xử lý đạt gần 100%, CTR công nghiệp được thu gom đạt khoảng 65%. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm kiểm soát có hiệu quả việc đóng lấp các bãi rác thải, chuẩn bị để đầu tư các lò đốt rác, triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn. Các mô hình thu gom rác thải ở nông thôn, cụm xã đã bước đầu mang lại hiệu quả.

Mặc dù ở một số địa phương và ở một số thời điểm nhất định đã xuất hiện nạn ô nhiễm cục bộ, nhưng nhìn chung, chất lượng môi trường (đất, nước, không khí, đa dạng sinh học) tỉnh An Giang hiện vẫn trong tầm kiểm soát. Giá trị các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước và không khí hầu hết còn nằm trong quy chuẩn cho phép (QCVN).

Chất lượng các nguồn nước mặt tại các lưu vực sông, kênh rạch vẫn được duy trì ở mức độ cho phép của Quy chuẩn Việt Nam.

Nguồn tài nguyên rừng được quan tâm bảo vệ tốt hơn trong thời gian gần đây. An Giang đã duy trì diện tích đất rừng ở mức ổn định trong nhiều năm. Tổng số diện tích rừng chỉ giảm nhẹ từ 13.758,60 ha năm 2010 xuống còn 12.208,04 ha năm 2014, trong đó, diện tích rừng tự nhiên chỉ có 582,94 ha, rừng trồng đạt 11.625,10 ha. Đất trống ở các vùng đồi núi có thể trồng rừng về cơ bản đã được phủ xanh bằng các loài cây lâm nghiệp. Những chính sách và chương trình mục tiêu (như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chính sách xã hội hóa ngành lâm nghiệp) đã được thực hiện tốt; Công tác giao khoán bảo vệ rừng đến các tổ chức, hộ gia đình đã có tác động tích cực, chất lượng quản lý bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt. Nhờ đó, độ che phủ rừng được nâng lên, khả năng phòng hộ môi trường, chống xói lở của rừng được cải thiện.

Tài nguyên đất đang được quan tâm khai thác và bảo vệ. Đã có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai ở An Giang. Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất triển khai đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai, khoáng sản, môi trường được tăng cường.

Đến năm 2015, đã có một số chỉ tiêu về môi trường đạt được so với mục tiêu đề ra. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 22.4%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 78,2%; đã có 100% dân số thành thị được cung cấp nước sạch; Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 86,9%. Chất thải rắn y tế đã được thu gom và xử lý 100%. Tại các vùng đô thị, đã có đến 85% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom.

Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai được chú trọng nhiều hơn. Tỉnh đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dự án xây dựng các khu dân cư có nguy cơ bị xói lở để sắp xếp, bố trí lại nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn nếu có thiên tai xảy ra. Hệ thống đê kè chống lũ tại nhiều huyện và thành phố đã được xây dựng và bảo dưỡng tốt hơn.

Hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) đã được Tỉnh quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt hơn. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật sử dụng năng lượng TK&HQ và các văn bản của Nhà nước về tiết kiệm năng lượng được thực hiện rộng rãi với nhiều hình thức, nội dung phong phú. Đã có nhiều hội nghị được tổ chức nhằm triển khai các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng trên địa bàn, với mục tiêu hướng dẫn các doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng năng lượng hàng năm, 5 năm

và lập báo cáo kiểm toán năng lượng. Nhiều hoạt động khác cũng đã được thực hiện như tuyên truyền trên báo chí, đài phát thanh - truyền hình An Giang và các đài truyền thanh địa phương; phân phát cẩm nang về sử dụng điện tiết kiệm; thi tìm hiểu về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; triển khai Chương trình “Ấp văn hóa tiết kiệm điện”; “Tuyến phố tiết kiệm điện”; triển khai đề án đổi toàn bộ đèn tròn sợi đốt chiếu sáng sinh hoạt cho hộ gia đình bằng đèn Compact tiết kiệm điện,v.v. Đến nay, phần lớn các doanh nghiệp và người dân đều có nhận thức tốt về tiết kiệm năng lượng. Theo ước tính, năm 2014 Tỉnh đã tiết kiệm được 41.228.306 kWh đạt tỉ lệ 2,43% so với điện thương phẩm. Năm 2015, con số này ước đạt 43.440.000 kWh (2,4% so với điện thương phẩm).

Mặc dù có những hạn chế nhất định, An Giang cũng đã có những nỗ lực bước đầu trong việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời tưới nhỏ giọt cho cây thanh long tại huyện Tịnh Biên và mô hình hệ thống pin năng lượng mặt trời kết hợp lưới điện cho hộ gia đình. Công trình khí sinh học kiểu KT1, KT2 biến chất thải chăn nuôi thành khí đốt sinh học thân thiện môi trường cũng được xây dựng. Trong năm 2014 đã có 231 công trình khí sinh học hoàn thành và đang vận hành ổn định tại các địa phương trong toàn tỉnh. Hoạt động quảng bá và hỗ trợ sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời cũng đã được bắt đầu triển khai trên địa bàn.

Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường được quan tâm, ý thức trách nhiệm của người dân và của doanh nghiệp được nâng lên. Hoạt động khảo sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm, suy thoái môi trường, kiểm tra và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường được thực hiện thường xuyên. Nhiều mô hình, dự án liên quan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai.

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 53 - 55)