Thiên tai, sự cố môi trường và biến đổi khí hậu Thiên ta

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 48 - 49)

- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ

Phần 3: Tài Nguyên Và Môi Trường

3.2.2 Thiên tai, sự cố môi trường và biến đổi khí hậu Thiên ta

Thiên tai

Hàng năm, An Giang thường phải đối mặt với nhiều loại thiên tai như lũ lụt, sạt lở bờ sông, kệnh, xâm nhập mặn, dông lốc, sấm sét. Mặc dù lũ lụt ở An Giang đã đem lại nhiều nguồn lợi như tăng bồi đáp phù sa, tôm cá, v.v. nó đồng thời cũng gây nhiều thiệt hại cho người dân địa phương. Chỉ tính riêng thời kỳ 2011-2014, ngoài những thiệt hại về người, thiệt hại do lũ lụt gây ra trên địa bàn Tỉnh là 955,1 tỷ đồng; do dông bão là 98,01 tỷ đồng, do sạt lở đất là 173,14 tỷ đồng, v.v. Sạt lở bờ sông do kết cấu đất yếu thường xảy ra dọc sông Tiền thuộc địa phận thị xã Tân Châu, huyên Phú Tân, huyện Chợ mới và tp. Long Xuyên. Xâm nhập mặn xảy ra qua hệ thống kênh Rạch Giá – Long Xuyên. Thiên tai ở An Giang không thể hiện xu hướng rõ rệt và có sự khác biệt lớn giữa các năm, gây khó khăn cho công tác dự báo và ra các quyết định quản lý.

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã thể hiện rõ ở An Giang qua sự tăng lên của nhiệt độ, thay đổi trong lượng mưa, hạn hán, v.v. Trong vòng 30 năm qua (1979-2008) nhiệt độ trung bình ở An Giang tăng 0,80C. Các kịch bản được xây dựng về nước biển dâng đều cho thấy do hậu quả của nước biển dâng, có một số huyện trong Tỉnh có thể sẽ bị mất diện tích, huyện bị ảnh hưởng nhiều nhất là Thoại Sơn.

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng làm suy thoái, ô nhiễm tài nguyên đất bởi xâm mặn, rữa lũ hoặc nhiễm phèn. Sự thay đổi lượng mưa sẽ gây ra xâm mặn, sói lở các bờ sông, một phần lớn dải đất thấp ven bờ sông Tiền, sông Hậu – nơi tập trung nuôi trồng thủy sản, nơi có đường giao thông huyết mạch của Tỉnh, có nguy

cơ bị phá hủy. Các vùng đất thấp (các cù lao và vùng đồng bằng Long Xuyên, kể cả TP. Châu Đốc) có nguy cơ bị ngập chìm trong nước khi có nước biển dâng cộng với lũ lụt thượng nguồn. Sự thay đổi lượng mưa có thể ảnh hưởng đến dòng chảy nước mặt của sông Mekong vào An Giang, cả dòng chảy thông thường trong năm và dòng chảy mùa mưa lũ, mùa cạn, có thể gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Hạn hán có thể gây ra hậu quả không chỉ đối với các nguồn nước mặt, mà còn làm cạn kiệt cả nước ngầm, tác động mạnh đến đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội (trồng trọt, chăn nuôi, du lịch, an ninh lương thực) tại các vùng đất bán sơn địa của Tỉnh.

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)