- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ
Phần 2: Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Tỉnh An Giang 2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
2.3.1 Dân số, mức gia tăng dân số và đô thị hóa
An Giang là 1 trong những tỉnh có dân số lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong 5 năm qua, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm dần từ 1,18% (năm 2010) xuống còn 0,92% năm 2015. Tuy vậy, An Giang vẫn là tỉnh có mật độ dân số khá cao (610 người/km2), đứng thứ 4 trong khu vực, chỉ sau Tp. Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang.
Năm 2016, dân số trung bình của An Giang khoảng 2.161 ngàn người, thuộc 17 dân tộc, đông nhất là người Việt, chiếm khoảng 94,7%, người Khme 4,07%, người Chăm 0,65%, người Hoa 1,09%. Người Khme sống tập trung ở vùng núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn; người Chăm sống ở 2 huyện Tân Châu và Phú Tân; người Hoa sống tập trung ở thành phố Long Xuyên, Châu Đốc và huyện Chợ Mới.
Đến cuối năm 2016, dân số đô thị khoảng 700 ngàn người (chiếm trên 30%). Dân số An Giang phân bố không đều: tập trung đông nhất là thành phố Long Xuyên, tiếp đến là thành phố Châu Đốc và huyện Chợ Mới. Huyện Tri Tôn có mật độ dân số thấp nhất.
Mục tiêu của Tỉnh là phấn đấu đến năm 2020 đạt quy mô dân số vào khoảng 2.175 ngàn người.
Đô thị hóa ngày càng tăng với tốc độ tương đối nhanh ở tất cả các địa phương. An giang hiện có 20 đô thị, gồm 02 đô thị loại II (tp Long Xuyên và Châu Đốc), 04 đô thị loại IV và 14 đô thị loại V. Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu đạt tốc độ đô thị hóa cao nhất. Dự kiến đến cuối năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt 31% (so với mức 29,85% năm 2010). Các đô thị trung tâm phát triển gắn với thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn; bộ mặt đô thị và nông thôn mới từng bước thay đổi theo hướng văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân.
An Giang đặt mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên khoảng 35-40% vào năm 2020.