Diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu 1 Chất thải rắn và các vấn đề tồn tạ

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 47 - 48)

- Mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ

Phần 3: Tài Nguyên Và Môi Trường

3.2 Diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu 1 Chất thải rắn và các vấn đề tồn tạ

3.2.1 Chất thải rắn và các vấn đề tồn tại

Chất thải rắn sinh hoạt: cùng với sự gia tăng của dân số đô thị, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng nhiều. Tổng khối lượng CHRSH phát sinh trên địa bàn Tỉnh khoảng 1.305 tấn/ngày, trong đó, CTRSH đô thị chiếm khoảng 35%, tức khoảng 478 tấn/ngày. Thành phần chủ yếu (70-80% trọng lượng) của CTRSH hiện nay là các chất hữu cơ, còn lại là các chất vô cơ có thể tái sinh (bao nilon, plastic). Đến cuối năm 2014, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt mới chỉ đạt trên 50% tại các khu vực đô thị và khoảng 20-30% tại khu vực nông thôn.

Dự báo, đến năm 2020, trên địa bàn Tỉnh, CTR sinh hoạt sẽ tăng lên 1017,5 tấn/ngày.

Chất thải rắn công nghiệp: Trên địa bàn Tỉnh hiện có 03 khu công nghiêp (KCN) là Bình Hòa, Bình Long và Xuân Tô; và 17 cụm công nghiêp (CCN) đã được lập quy hoạch chi tiết để tạo điều kiện cho địa phương thu hút đầu tư. Trong đó 8 CCN có doanh nghiệp hoạt động gồm 21 dự án. Một số KCN, CCN hiện đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư. Trên địa bàn Tỉnh hiện còn có tổng số 37 làng nghề, trong đó có 28 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, với 11.954 lao động và 6.033 hộ làm các nghề thống mộc, dệt lụa, gạch ngói và đồ gốm, đan lưới, chì chài, v.v.

Hoạt động của các KCN và CNN này đã và đang làm phát sinh CTR công nghiệp. Hiện nay, CTR công nghiệp được xác định phát sinh từ 12.646 cơ sở sản xuất với 23 ngành nghề khác nhau, thành phần chủ yếu là giấy, cotton, vụn kim loại, thủy tinh, giẻ lau, vải vụn, plastic, nylon, bao bì PP,PE, thùng PVC, dầu thải, bã sơn, gỗ, vỏ cây, rác thực phẩm, cao su,v.v. Tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn năm 2014 là

365,31 tấn/ngày. Hiện trên địa bàn Tỉnh mới chỉ có khu chôn lấp CTR tập trung, chưa có khu xử lý và kho chứa CTR nguy hại. Tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp cuối năm 2014 mới chỉ đạt 65%.

Ngoài ra, các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nằm rải rác trên địa bàn (không thuộc các KCN, CCN) và hoạt động của các chợ, trung tâm thương mại, các siêu thị cũng là các nguồn phát sinh CTR đáng chú ý, đang gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường.

Dự báo đến 2020, tổng lượng phát sinh sẽ là 556,61 tấn/ngày.

Rác thải y tế: Với quy mô gồm 15 cơ sở khám chữa bệnh công lập với 3.230 giường bệnh tại tuyến Tỉnh, 11 bệnh viện tuyến huyện (1.330 giường), 11 phòng khám đa khoa khu vực với 250 giường bệnh, 156 tram y tế xã (1.560 giường bệnh); 3 bệnh viện tư nhân với 190 giường bệnh, tổng lượng chất thải y tế trung bình phát sinh của tất cả các bệnh viện các tuyến là 6.475 kg/ngày.

CTR y tế trên địa bàn được thu gom 100% và phân loại ngay tại nguồn thành 2 loại: chất thải lâm sàng, chất thải sinh hoạt và chất thải y tế tái chế. Tuy nhiên, việc phân loại đôi khi còn chưa bảo đảm đúng quy định. Sau đó, CTR y tế được vận chuyển đến các điểm chứa tại các bệnh viện. Chất thải nguy hại được xử lý bằng phương pháp đốt, đảm bảo tiêu chuẩn về xử lý CTR y tế nguy hại. Tuy nhiên, tại các tram y tế xã, phường thì việc phân loại CTR y tế còn chưa được quan tâm đúng mức.

Nhìn chung, An Giang đã có nhiều cố gắng trong việc kiểm soát việc phát thải các loại CTR, đóng lấp các bãi rác thải, chuẩn bị đầu tư cho các lò đốt rác,v.v. vì thế tỷ lệ thu gom CTR tăng dần theo từng năm và đạt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, do những hạn chế trong việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong năng lực quản lý, và những yếu kém trong việc xã hội hóa công tác thu gom và xử lý rác thải, lượng CTR hiện gia tăng cao hơn dự báo.

Một phần của tài liệu 4m2jYKKwlUy7xnST2017 - ICMP - An Giang Green Growth Action Plan - VN (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)