& Phương thức chuyển tiền
Khái niệm: Là phương thức thanh toán quốc tế, theo đó người mua (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định để trả cho người bán (người thụ hưởng) vào một thời điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền đã thỏa thuận trước. Quy trình nghiệp vụ cơ bản như sau:
(Nguồn: Trần Hoàng Ngân, 2014, Giáo trình thanh toán quốc tế)
(1) Người chuyển tiền và người thụ hưởng thực hiện ký kết hợp đồng và thựchiện việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
(2) Người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng.
(3) Ngân hàngchuyển tiền theo yêu cầu của người chuyển tiền, chuyển và ra lệnh cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng thực hiện chi trả cho người thụ hưởng. (4) Ngân hàng trả tiền sau khi nhận được tiền từ ngân hàng chuyển tiền, thực
hiện báo có cho người thụ hưởng.
Ưu điểm
Phương thức chuyển tiền có thủ tục khá đơn giản và thời gian thanh toán ngắn nên được các doanh nghiệp ưa chuộng. Hơn nữa, mức phí chuyển tiền rẻ, chịu ít đầu mục thu phí dịch vụ của ngân hàng. Phương thức này khuyến khích các doanh nghiệp có mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhau sử dụng.
c ăn cứ vào việc trả trước hoặc trả sau mà người mua và người bán có thể lợi dụng vốn của nhau, chủ động trong việc giao hàng và thanh toán.
Nhược điểm
D o có ưu điểm đơn giản nên phương thức này phát sinh khá nhiều rủi ro, đặc biệt là các rủi ro về việc không giao hàng đối với chuyển tiền trả trước và không thanh toán đối với chuyển tiền trả sau. Các rủi ro về đạo đức, ngoại hối, phòng chống rửa tiền ... và đặc biệt là lừa đảo có nguy cơ xảy ra cao hơn.
❖ Phương thức nhờ thu
Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi giao hàng và cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền từ người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người xuất khẩu lập ra.
Khi áp dụng phương thức thanh toán này các bên liên quan sẽ tuân theo quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại URC (Uniform Rule for Collection) do phòng thương mại quốc tế icc phát hành năm 1995.Theo URC 522 để tiến hành phương thức thanh toán nhờ thu bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu ( Collection Instruction) gửi cho ngân hàng uỷ thác. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ được thực hiện theo đúng chỉ thị, với nội dung phù hợp qui định URC được dẫn chiếu.
Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa NH với bên nhờ thu.
Qui trình nghiệp vụ cơ bản:
(2)
(Nguồn: Trần Hoàng Ngân, 2014, Giáo trình thanh toán quốc tế)
Sơ đồ 1.2. Quy trình cơ bản của phương thức nhờ thu kèm chứng từ
(1) Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại trong đó quy định rõ phương thức thanh toán là nhờ thu.
(2) Người xuất khẩu tiến hành việc giao hàng hóa và tạo lập bộ chứng từ xuất khẩu.
(3) Người xuất khẩu mang đơn yêu cầu gửi nhờ thu và bộ chứng từ xuất khẩu tới ngân hàng nhờ thu yêu cầu sử dụng dịch vụ nhờ thu xuất khẩu.
(4) Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi kèm bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ.
(5) Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu cho người nhập khẩu. (6) Người nhập khẩu chấp nhận lệnh nhờ thu bằng việc:
- Thanh toán ngay để đổi bộ chứng từ. - Chấp nhận hối phiếu để đổi bộ chứng từ. - c ác phương án khác.
(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hối phiếu chấp nhận cho ngân hàng nhờ thu.
(9) Ngân hàng nhờ thu chuyền tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận cho nguời xuất khẩu.
Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu
ưu điểm
Nguời nhập khẩu và nguời xuất khẩu đều dễ dàng nhận đuợc sự tài trợ cũng nhu sự hỗ trợ của ngân hàng. Cụ thể nguời xuất khẩu sẽ đuợc ngân hàng cung cấp dịch vụ tạo lập và chuyển bộ chứng từ đòi tiền thanh toán cùng với đó là việc theo dõi, báo có khi nhận đuợc số tiền thanh toán từ phía nguời nhập khẩu. Nguời nhập khẩu sẽ đuợc ngân hàng cung cấp các dịch vụ thông báo bộ chứng từ và thanh toán cho nguời xuất khẩu để nhận hàng hóa.
Về mức phí dịch vụ, so với phuơng thức tín dụng chứng từ, phuơng thức nhờ thu tuơng đối đơn giản và ít tốn kém hơn. Cả nguời xuất khẩu và nguời nhập khẩu đều chịu ít đầu phí thu dịch vụ của ngân hàng hơn.
Phuơng thức nhờ thu cũng hạn chế đuợc một phần rủi ro cho nguời xuất khẩu do có thể kiểm soát đuợc hàng hóa. Bộ chứng từ của nguời xuất khẩu đuợc khống chế và kiểm soát và chỉ giao cho nguời nhập khẩu khi thanh toán hoặc có sự chấp nhận thanh toán.
Khi sử dụng phuơng thức nhờ thu, nguời nhập khẩu không bị ảnh huởng tới hạn mức tín dụng đã đuợc cấp tại ngân hàng. Nguồn hạn mức tín dụng này có thể đuợc nguời nhập khẩu sử dụng cho các công việc khác.
Nhược điểm
Đ ối với nguời xuất khẩu, phuơng thức này bộc lộ nhiều nhuợc điểm hơn. Nguời xuất khẩu sẽ phải đối mặt với các rủi ro về tỷ giá, rủi ro ngoại hối và rủi ro quốc gia do chính sách quản lý của mỗi nuớc cũng nhu các vấn đề về cấm vận, chính trị, lừa đảo, phòng chống rửa tiền ... đang diễn ra hết sức phức tạp.
Nguời nhập khẩu cũng có thể bị đọng vốn tới khi đuợc thanh toán và không kiểm soát đuợc hàng hóa khi sử dụng phuơng thức nhờ thu D/A. Ngân hàng nguời nhập khẩu không có trách nhiệm cam kết trả tiền, vì vậy nguời xuất khẩu cũng sẽ đối mặt với các tình huống không đuợc thanh toán và chịu chi phí chuyển hàng về nuớc khi hàng hóa không bán đuợc hoặc bị hủy đơn hàng không báo truớc.
Người nhập khẩu đối mặt với một số rủi ro như phải thanh toán/chấp nhận thanh toán trước khi nhận được hàng hóa, không kiểm soát được thời gian giao hàng cũng như số lượng, chủng loại chứng từ của bộ chứng từ giao hàng ...
❖ Phương thức tín dụng chứng từ
Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng ), hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó , khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh
toán phù hơp với những quy định đề ra trong thư tín dụng
Quy trình nghiệp vụ cơ bản:
(5)
(Nguồn: Trần Hoàng Ngân, 2014, Giáo trình thanh toán quốc tế)
Sơ đồ 1.3. Quy trình cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ
(1) Người nhập khẩu và người xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương trong đó có quy định rõ điều khoản thanh toán bằng phương thức thư tín dụng. (2) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng phát hành)
phát hành L/C theo hợp đồng ngoại thương với người thụ hưởng là người xuất khẩu.
(4) Khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thực và toàn vẹn của L/C , sau đó thông báo cho người xuất khẩu.
(5) Người xuất khẩu tiến hành giao hàng và tạo lập bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C.
(6) Người xuất khẩu mang bộ chứng từ xuất khẩu đã lập tới ngân hàng thông báo để xuất trình.
(7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ đã xuất trình của người xuất khẩu tới ngân hàng phát hành.
(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp sẽ thông báo cho người nhập khẩu để người nhập khẩu tiến hành thanh toán cho ngân hàng phát hành.
(9) Sau khi người nhập khẩu đã thanh toán, ngân hàng phát hành tiến hành trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
(10) Ngân hàng phát hành thanh toán cho ngân hàng thông báo. (11) Ngân hàng thông báo thanh toán cho người xuất khẩu.
ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
Ưu điểm
Đ ối với cả người nhập khẩu và xuất khẩu, phương thức tín dụng chứng từ là một công cụ linh hoạt và chuẩn mực để thực hiện các giao dịch trong thương mại quốc tế. Các giao dịch bằng phương thức tín dụng chứng từ đều tương đối an toàn do có trách nhiệm tham gia của các ngân hàng thương mại cùng các quy định, tập quán xử lý được chuẩn mực và nhất quán theo thông lệ quốc tế. Thời gian giao dịch đối với phương thức tín dụng chứng từ khá nhanh, bảo đảm lợi ích và giảm thiểu rủi ro cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu.
Người xuất khẩu có nhiều lợi ích hơn khi tham gia giao dịch bằng phương thức tín dụng chứng từ. Cụ thể, do nhận được sự cam kết thanh toán không hủy ngang từ ngân hàng phát hành thư tín dụng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp, người xuất khẩu sẽ tránh được các rủi ro không nhận hàng hoặc không thanh toán ... Bằng phương thức thư tín dụng xác nhận, người xuất khẩu còn có thể tránh được các rủi ro về lừa đảo, rủi ro ngoại hối rủi ro và chính trị .
Người xuất khẩu cũng sẽ dễ dàng được cấp tín dụng từ ngân hàng khi đem chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu để có nguồn tiền thực hiện các giao dịch tiếp theo trong tương lai.
Người nhập khẩu thông qua các giao dịch bằng phương thức tín dụng chứng từ có thể kiểm soát được việc giao hàng hóa theo đúng thời hạn đã quy định. Bằng việc quy định chặt chẽ bộ chứng từ giao hàng, người nhập khẩu phần nào có thể phòng tránh được các rủi ro về giả mạo, lừa đảo hoặc hàng hóa kém chất lượng.
Nhược điểm
Các giao dịch bằng phương thức thư tín dụng chứng từ khá phức tạp cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiến hành thực hiện lần đầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trình độ và hiểu biết trong thực hiện giao dịch. Mức phí khá cao cho mỗi giao dịch cũng là một nhược điểm của phương thức. Tuy được coi là an toàn nhưng phương thức thư tín dụng chứng từ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro phát sinh trong các giao dịch thương mại quốc tế.
1.2. c ơ sở lý thuyết về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM
1.2.1. Khái niệm
Theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay chưa có khái niệm chính thức về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM, vì vậy để có thể xây dựng nên khái niệm về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trước tiên ta tìm hiểu khái niệm về phát triển, có rất nhiều khái niệm về phát triển được đề cập như:
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, phát triển được hiểu là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Từ khái niệm này cho thấy muốn đề cập đến phát triển một đối tượng nào đó là thể hiện sự gia tăng cả về mặt chất lượng và số lượng đối tượng ấy.
Ở tầm vĩ mô, sự phát triển được đề cập tới là sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Theo đó, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất. Tuy nhiên khi sự phát triển diễn ra quá nhanh sẽ gây ra những tác động xấu đến tương lai con người, do vậy vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững đượcNgân hàng Thế giới đề cập lần đầu tiên, theo đó, sự phát triển bền vững là “. sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tuơng lai”.
Ở tầm vi mô, sự phát triển đuợc đề cập tới là sự phát triển hoạt động của các doanh nghiệp. Theo đó, phát triển đuợc hiểu là sự thay đổi theo chiều huớng tốt cả về luợng lẫn về chất trong hoạt động của doanh nghiệp. Về luợng đó là sự mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị truờng, các chỉ tiêu tài chính đều thể hiện tốt. Về chất đó là trình độ quản lý, trình độ, tay nghề của nhân viên đuợc nâng cao...
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về luợng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tuợng; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những buớc quanh co phức tạp.
Đ ối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tuợng theo khuynh huớng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nhu vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm "vận động" (biến đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về luợng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo huớng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tuợng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tuợng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tuợng mới.
Nhu vậy, khái niệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại trong phạm vi nghiên cứu này được xác định như sau: phát triển hoạt động TTQT của NHTM có thể được hiểu đó là sự thay đổi theo chiều hướng tốt cả về lượng lẫn về chất trong hoạt động TTQT của NHTM. Về lượng đó là khả năng hoàn thành kế hoạch thanh toán quốc tế, tăng số lượng giao dịch, tăng thu dịch vụ từ các nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế, tăng thị phần TTQT, từ đó góp phần vào kết quả kinh doanh chung của Ngân hàng, mở rộng thị trường, các chỉ tiêu tàichính đều thể hiện tốt. về chất đó là mọi giao dịch thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả. Như vậy, trong khuôn khổ luận văn tiếp cận khái niệm phát triển hoạt động TTQT thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Về hoàn thành kế hoạch TTQT: Kế hoạch TTQT là một chỉ tiêu mà trụ sở chính đưa ra mỗi đầu năm cho một năm hoạt động, dựa trên tình hình kinh doanh năm trước,
tình hình thực tế và điều kiện của Chi nhánh. Các chi nhánh dựa trên kế hoạch đề
ra để
đánh giá xem trong năm đó hoạt động TTQT có phát triển không. Nếu trong năm đó
chi nhánh hoàn thành kế hoạch hoặc vượt mức kế hoạch thì hoạt động thanh toán quốc
tế có phát triển, còn không hoàn thành kế hoạch TTQT thì không phát triển. - Về số lượng giao dịch TTQT: Là sự gia tăng số món giao dịch TTQT bao gồm
số lần thực hiện các nghiệp vụ TTQT trong một năm của khách hàng cũ và sự tăng
thêm từ khách hàng mới từ đó tăng doanh thu, tăng thu dịch vụ kết quả là phát triển
thanh toán quốc tế được tăng lên
- Về thu dịch vụ TTQT: Thu dịch vụ thanh toán quốc tế là khoản thu mà ngân hàng thu của khách hàng sau khi thực hiện mỗi giao dịch TTQT, thu dịch vụ tăng lên
xét tại nguyên nhân giảm,để từ đó đánh giá phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là
đạt hay
chưa đạt.
-Về thị phần TTQT:Thị phần TTQT phản ánh hoạt động TTQT của ngân hàng tăng hay giảm qua các năm. Thị phần tăng chứng tỏ hoạt động TTQT tại chi nhánh phát triển, được nhiều khách hàng biết đến và sử dụng, thị phần giảm thì phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Tóm lại, để hoạt động TTQT được phát triển, không chỉ có sự nỗ lực của ngân