Nhóm giải pháp về quản lý điều hành

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG • THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 101 - 102)

Dựa trên kinh nghiệm thanh toán quốc tế từ các NHTM và điều kiện thực tế của Ngân hàng, tác giả đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, tăng cường quản trị điều hành bằng hệ thống cơ chế, quy chế phù hợp tạo sự chủ động, linh hoạt cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh thanh toán quốc tế, tiếp tục rà soát đánh giá lại hệ thống cơ chế đã ban hành để bổ sung sửa đổi phù hợp với thực tiễn, từng bước hướng đến phù hợp với mô hình hoạt động của NHTM cổ phần, cụ thể:

+ B ám sát các đề án chiến lược, đề án giải pháp làm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra nhằm nâng cao phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và thị phần TTQT của Agribank Đồng Nai.

+ Nghiên cứu thị trường, những nhân tố sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng để tìm ra các chính sách đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

+ Nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với từng ngành, từng loại hàng hoá liên quan đến xuất - nhập khẩu để định hướng cho cơ cấu tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng.

đoàn kiểm tra; tiêu chuẩn hóa cán bộ kiểm tra và gắn trách nhiệm của cán bộ kiểm tra với chất lượng công tác kiểm tra. Thực hiện thông báo công khai trong toàn hệ thống về các lỗi thanh toán để hạn chế các lỗi tương tự cho các giao dịch tiếp theo. Trong bối cảnh hiện nay về lĩnh vực ngân hàng hiện đại, hoạt động TTQT ngày càng đa dạng, phức tạp hơn và rủi ro ngày càng nhiều hơn. Yêu cầu đặt ra đối với Agribank chi nhánh ồng Nai cần nâng cao chất lượng hệ thống quản lý rủi ro. Trong thời gian tới, Agribank chi nhánh Đ ồng Nai tiếp tục tập trung công tác đào tạo tập huấn về TTQT cho các cán bộ phòng ban liên quan như: cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh, cán bộ phòng thanh toán quốc tế, nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ nhanh chóng giữa cánbộ tín dụng và và cán bộ phòng kinh doanh ngoại hối, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng; tiếp tục đào tạo ngoại ngữ chuyên sâu về TTQT, có chính sách thu hút chuyên gia đầu ngành về TTQT.

Thứ ba, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn giỏi, nâng cao phát triển đào tạo thực hiện kết hợp giữa tổng kết chuyên đề với tập huấn nghiệp vụ; hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy trình luân chuyển cán bộ theo đúng quy định, luân chuyển từ chi nhánh loại I về chi nhánh loại II và các phòng giao dịch để đào tạo bồi dưỡng kiến thức về TTQT. Từ đó đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, các giao dịch diễn ra một cách thuận lợi nhất

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG • THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 101 - 102)