Sự cần thiết của việc phát triển hoạt động thanhtoán quốctế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG • THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 43 - 47)

Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh hợp tác quốctế ngày càng sâu rộng thì đòi hỏi hoạt động TTQT của các ngân hàng cũng phải thay đổi để bắt kịp với sự phát triển đó. Chính vì vậy, nâng cao phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là vấn đề hết sức cần thiết cho bất kỳ ngân hàng nào vì những tầm quan trọng hoạt động này mang lại, cụ thể:

- Đối với nền kinh tế đất nước:

Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động mua bán trao đổi toàn cầu thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định.

Hoạt động TTQT tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra nhanh gọn và đạt phát triển cao và hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất. Hoạt động đầu tư nước ngoài sẽ được thúc đẩy cùng với việc phát triển của hoạt động TTQT nếu hoạt động TTQT phát triển là yếu tố khiến các nhà đầu tư nước ngoài tránh được rủi ro trong khâu thanh toán, chuyển lợi nhuận của họ về nước, thuận tiện khi muốn mở rộng thị trường tiêu thụ ra nhiều nước.

Một phần trong thanh toán quốc tế phi mậu dịch là việc thanh toán, trao đổi ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động dịch vụ (du lịch,chuyển tiền,kiều hối...). Tuy đây là một phần nhỏ trong TTQT nhưng nó cũng là một phần không thể thiếu, làm hoàn thiện hệ thống TTQT.

Bên cạnh đó, thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Thông qua hoạt động kinh doanh đa năng, ngân hàng thương mại đã thiết lập nên mối quan hệ không chỉ đối với các tổ chức, khách hàng trong nước mà còn thiết lập quan hệ với các tổ chức kinhtế quốc tế khác và đã trở thành một chủ thể tham gia vào hoạt động TTQT và là chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thuơng mại.

TTQT là nghiệp vụ bổ sung, hỗ trợ cho các mặt hoạt động khác của ngân hàng, chẳng hạn nhu khi nâng cao phát triển hoạt động TTQT sẽ tăng cuờng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thuơng, tài trợ thuơng mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác.

TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Đ iều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một uu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị truờng. TTQT là một nghiệp vụ phức tạp, trong đó ngân hàng không chỉ là trung gian tạo nên sự tin tuởng giữa nguời mua và nguời bán thông qua quan hệ của mình với các ngân hàng khác mà các ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác tu vấn, giúp khách hàng lựa chọn phuơng thức thanh toán phát triển nhất. Quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi, nguời bán nhận đủ tiền, nguời mua nhận đuợc hàng hoá đúng số luợng, chất luợng và thời gian sẽ chứng tỏ đuợc khả năng của ngân hàng trong hoạt động của mình.

TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT đuợc thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng luới ngân hàng.

TTQT góp phần tăng thu nhập cho NHTM. Ngoài việc nguồn vốn huy động tăng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động tính dụng, thông qua TTQT, ngân hàng còn tạo ra nguồn thu đáng kể từ phí dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ và công cụ phái sinh ... TTQT làm giảm rủi ro trong kinh doanh.

TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu đuợc nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh

nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng duới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.

TTQT cũng làm tăng cuờng mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cuờng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín trên truờng quốc tế, trên cơ sở đókhai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài

chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có điều kiện phát triển quan hệ đại lý, khai thác nguồn tài trợ trên thị trường tài chính quốc tế, nguồn tài trợ từ ngân hàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG • THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w