(Vietcombank)
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Trong hoạt động TTQT, Vietcombank luôn đóng vai trò chủ đạo, duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thị phần thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu không ngừng tăng cao trong các năm. C ác chính sách phát triển và nâng cao phát triển hoạt động TTQT của Vietcombank như sau:
- Xây dựng hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp: Với thế mạnh là một ngân hàng đối ngoại chủ lực của quốc gia, Vietcombank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.800
ngân hàng tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần tạo điều kiện cho việc phát
triển và nâng cao phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng.
- Phát triển sản phẩm dịch vụ: Ngoài việc cung cấp hệ sản phẩm tài trợ thương mại đa dạng, phong phú tương ứng với nhiều phương thức thanh toán phổ biến, Vietcombank đã cùng doanh nghiệp thiết kế những giải pháp tài trợ phù hợp với đặc điểm, chu trình kinh doanh, nhu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp.
Ngoài ra, trước kia giá trị TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng kim ngạch TTQT tại Vietcombank. Chủ yếu tập trung vào hai loại L/C không hủy ngang và L/C không hủy ngang có xác nhận. o đó, Vietcombank đã thực hiện đa dạng hóa các loại L/C để nâng cao tỷ trọng doanh số L/C nói chung và TTQT của ngân hàng nói riêng. Ví dụ:
+ Đ ối với hàng gia công, hàng đổi hàng hay hàng được giao thường xuyên theo chu kỳ thì áp dụng phương thức tín dụng chứng từ đặc biệt như thư tín dụng tuần hoàn.
+ Đ ối với những sản phẩm hàng hóa là thực phẩm, nông sản mau hư hỏng thì áp dụng thư tín dụng dự phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của hai bên xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đã phát triển thêm các dịch vụ thanh toán séc, séc du lịch vì ngành du lịch đang được đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng trong và ngoài nước.
- Về chất lượng dịch vụ: Vietcombank luôn chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Các giao dịch thanh toán quốc tế của Vietcombank được thực hiện nhanh chóng và chính xác, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng.
- Chính sách khách hàng: Ngoài những chính sách ưu đãi đối với khách hàng hiện hữu và có quan hệ lâu dài, Vietcombank còn có những chính sách rất hấp dẫn đối
với khách hàng tiềm năng. Vietcombank có những cách thức tiếp cận khách hàng mới rất chu đáo được thể hiện qua việc tìm hiểu đầy đủ thông tin khách hàng trước khi tiếp
thị và đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng.
- Nâng cao phát triển từ hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT: Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến nhất. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tài trợ thương mại, hệ thống thông tin theo
dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo ..giúp kiểm tra, theo dõi những rủi ro trong hoạt động TTQT, từ đó nâng cao phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng.