Nhóm yếu tố bên ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu CTH - Chất lượng giáo dục lý luận Mác – Lênin ở trường chính trị - hành chính Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào hiện nay (Trang 32 - 37)

1.2.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về giáo dục lý luận Mác – Lênin

Trong thời kỳ mới, để đáp ứng được yêu cầu của cách mạng hơn lúc nào hết, sự nghiệp giáo dục là hàng đầu, có nhiệm vụ cải tạo toàn bộ hệ thống giáo dục, khắc phục những yếu kém lạc hậu trì tuệ của hệ thống đó, mở ra hướng đi mới cho sự nghiệp giáo dục toàn diện. Chủ tich Kay-Sỏn- Phôm-Vi- Hản đã nhấn mạnh rằng:

Đưa giáo dục đi trước mợt bước, có nghĩa là đồng thời phải phấn đấu thực hiện ba nhiệm vụ: Xóa mù chữ, nâng cao trình đợ văn hóa, nâng cao trình đợ khoa học kỹ thuật công nghệ cho nhân dân lao động các bộ tộc; Đào tạo người trẻ tuổi trở thành con người mới, trở thanh người kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân Lào; Bồi dưỡng đội ngũ công nhân, đào tạo cán bợ khoa học kỹ tḥt có trình đợ, cán bợ quản lý kinh tế - văn hóa trung với nước hiếu với dân, với cách mạng.

Giáo dục đào tạo phải gắn liền dạy chữ với dạy nghề, trong đó dạy người là mục đích cao nhất. Chủ tich Kay-Sỏn-Phơm-Vi-Hản còn nhấn mạnh rằng: Chiến lược giáo dục là hạt nhân của chiến lược về người. Nhiệm vụ của nền giáo dục nước ta là xây dựng nguồn nhân lực có tiềm năng về mặt trí tuệ, phát triển giá tri về mặt tinh thần và vật chất cho xã hội, vừa xây dựng cơ sở vật chất vững chắc cho việc phát triển kinh tế và quốc phòng của đất nước ta, cái đó là mục đích và mục tiêu tổng thể của việc cải cách nền giáo dục.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã chỉ rõ việc nâng cao chất lượng công tác chính tri - tư tưởng và việc quan tâm củng cố công tác nghiên cứu lý luận. Nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác chính tri - tư tưởng là xây dựng cơ sở lý luận, chính tri - tư tưởng khoa học để đinh hướng đúng đắn cho các việc: xây dựng đường lối, chính sách thích hợp với thực tế của đất nước; phát huy cao độ nội lực đất nước và khai thác các nhân tố tích cực của thời đại, của dân tộc, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội; làm cho hệ tư tưởng Mác – Lênin và đường lối của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào giữ vai trò chi phối trong đời sống tư tưởng, tinh thần của toàn xã hội. Công tác này được tiến hành bằng nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú trên cơ sở tuân thủ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, nguyên tắc xây dựng Đảng, quy luật vận động và phát triển của xã hội.

Như vậy, để thực hiện tốt nghi quyết Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đề ra, các trường trong hệ thông trường Đảng, Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề… cần thiết phải thực hiện nâng cao chất lượng và hiểu quả giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, nhất là phải tích cực đổi mới và chỉnh lại các nợi dung giáo trình, chương trình dạy và học lý luận chính tri, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.2.1.2. Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội trong nước

Xuất phát từ những yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến các trường Đảng, Đại học… trong nước nói chung, trường chính tri - hành chính Thủ đơ Viêng Chăn nước CHDCND Lào nói riêng trong cơng tác giáo dục chính tri - tư tưởng, trong đó có giáo dục lý luận Mác – Lênin chính là những yếu tố khách quan bên ngoài nhà trường. Sự tác động của những yếu tố này là ở những mức đợ khác nhau, sự tác đợng đó có thể thuận chiều, cũng có thể khơng tḥn chiều. Nhưng nhìn chung điều kiện kinh tế - xã hợi đã có sự tác đợng rất mạnh đến vấn đề giáo dục lý luận Mác – Lênin.

Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đối với cơng tác giáo dục lý ḷn Mác – Lênin có mợt ý nghĩa rất quan trọng, vì nó giúp chúng ta đề ra những đinh hướng, những giải pháp, nội dung thích hợp cho quá trình hoạt đợng giảng dạy các mơn khoa học đó. Đồng thời những thay đổi về đời sống vật chất, tinh thần của học viên luôn tác động vào nhà trường. Bởi vì mức sống và điều kiện sống của học viên ở mức độ khác nhau, một số học viên ở các huyện, làng… còn gặp nhiều khó khăn. Các điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế. Một số đia phương còn tồn tại các phong tục tập quán cũ, giữa các cộng đồng, thành thi và nơng thơn có sự chênh lệch về mức sống, điều kiện sống từ đó nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc về mặt xã hội. Học viên vốn là một lực lượng rất nhạy cảm với những vấn đề kinh tế - xã hội. Sau đố sự tác đợng này bao giờ cũng nhanh chóng lan tỏa trong mơi trường giáo dục, trong đời sống tư tưởng và tinh thần của học viên.

Như vậy, vấn đề giáo dục lý luận Mác – Lênin phải quan tâm đến sự tác động này. Bởi vì, sự tác đợng của điều kiện kinh tế - xã hội là biểu hiện cho mối liên hệ giữa nhà trường và đời sống xẫ hội. Lênin viết: “Chúng ta không tin vào việc rèn luyện, giáo dục và học tập nếu việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống sôi nổi” [21,tr.372]. Cơ chế thi trường đã

thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh những yếu tố tiêu cực đến giáo dục, tư tưởng của học viên, cán bộ, giảng viên ở các trường chính tri. Một mặt kinh tế phát triển sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết để trang bi, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, mặt khác, nền kinh tế đó làm cho thi trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên, đòi hỏi giáo dục phải phục vụ đắc lực cho nó, phải kip thời điều chỉnh cơ cấu và qui mô, nâng cao trình đợ đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Trong các lĩnh vực khác, đã có người cho rằng khơng nên đề cao các môn lý luận Mác – Lênin, chỉ nên coi đó là mơn học thút Mác – Lênin trong trường phái chinh tri, để từ đó học viên tự rút ra những điều kiện cần thiết cho họ. Hoặc có người cho rằng trong nền kinh tế thi trường các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp khi tuyển dụng lao động không cần đến phẩm chất chính tri - tư tưởng, vì vậy, chỉ cần đào tạo học viên giỏi về chuyên môn là đủ.

Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hợi đã góp phần khiến tâm lý e ngại học các môn khoa học Mác – Lênin đã được khắc phục hơn, học viện có phần tập trung, học với tinh thần vừa chấp hành quy chế đào tạo, vừa ý thức tìm hiểu lý luận, dường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tinh thần học tập đó chính là xuất phát từ niềm tin của các cán bộ lãnh đạo, cán bộ trẻ là học viên tương lai của đất nước.

1.2.1.3. Sự tác động của yếu tố thời đại

Trong đầu thế kỷ XXI đã có nhiều biến đợng. Khoa học và cơng nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Toàn cầu hóa kinh tế là mợt xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Sự hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, sâu sắc và diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. CHDCND Lào với những thành tựu kinh tế to lớn do hợi nhập quốc tế đem lại đã góp phần khơng nhỏ trong việc hình thành, xây dựng mợt nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bàn sắc dân tợc Lào, thực hiện tốt hội nhập, nhưng không hòa tan.

Xu thế toàn cầu hóa kinh tế cùng với việc phát triển các phương tiện truyền thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu và hợi nhập văn hóa, đồng thời cũng diễn ra cuộc đấu tranh để bảo tồn bản sắc dân tộc. Sự bùng nổ của kinh tế tri thức đã thể hiện bản lĩnh của mỗi quốc gia dân tộc không còn căn cứ vào những chỉ số thuần túy tăng trường kinh tế mà còn thể hiện bản sắc của mỗi dân tợc trước cợng đồng quốc tế. Nhưng tình hình quốc tế ảnh hưởng lớn nhất đến giáo dục lý luận Mác – Lênin vẫn là sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu dẫn đến sự khủng hoảng hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Trong hoạt động hội nhập quốc tế, CHDCND Lào đã thực hiện bản lĩnh của một dân tộc anh hùng khi chủ động trong hội nhập quốc tế. Chính sự tự tin, năng đợng đó đã tạo cơ sở nền tảng cho những thắng lợi to lớn có ý nghĩa quyết đinh tới cục diện của cách mạng Lào. Năm 2005, Hội nghi cấp cao của các nhà lãnh đạo Asean được tổ chức thành công tại Viêng Chăn đã trực tiếp giới thiệu với bạn bè trong khu vực và các quốc gia trên thế giới hình ảnh mợt đất nước Lào thân thiện, tươi đẹp, giàu bản sắc dân tộc, quyết rũ và năng động với tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế. Chính sự hội nhập và giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hợi… đã làm cho nền kinh tế của Lào có bước phát triển vượt bậc, tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đời sống của nhân dân được nâng cao, chính tri được giữ vững, quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vi thế của đất nước ngày càng được khẳng đinh và nâng cao trên chiến trường quốc tế.

Đứng trước những biến đổi của thế giới, các cán bộ đảng viên, học viên hiện nay có ý thức hơn về tầm quan trọng của vấn đề hòa bình và ổn đinh, của môi trường, dân số, trăn trở với cái nghèo đất nước, ý thức được về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tợc trong sự mở cửa với quốc tế, biết tiếp thu những văn hóa của nhân loại, có ý thức vươn lên để nắm được khoa học và công

nghệ hiện đại. Nhưng đứng trước sự khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã tác động đến lòng tin vào chủ nghĩa xã hội dẫn đến dao động về đinh hướng chính tri trong một bộ phận cán bộ giảng viên, cán bộ trẻ tương lai của đất nước. Nhất là những tác động của mặt trái của cơ chế thi trường, vấn đề lợi ích cá nhân đã được đẩy lên mức tuyệt đối hóa, làm cho mợt bợ phận cán bợ đảng viên trong đó khơng ít cán bợ lãnh đạo chủ chốt bi tha hóa, lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng, sa sút về đạo đức, lối sống, xa rời lý tưởng cao đẹp của Đảng, của các bộ tộc.

Như vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác, tận dụng tối đa các cơ hội thuận lợi do hội nhập quốc tế đem lại để phát triển đất nước, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, loại trừ những tệ nạn xã hội, những ảnh hưởng tiêu cực nảy sinh trong quá trình hợi nhập.

Chính vì vậy, bối cảnh của thời đại vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt ra những thách thức; vừa có những ảnh hưởng tích cực, vừa có những ảnh hưởng tiêu cực đến cơng tác giáo dục lý luận Mác – Lênin nhất là ở trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

Một phần của tài liệu CTH - Chất lượng giáo dục lý luận Mác – Lênin ở trường chính trị - hành chính Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w