Dựa vào vi trí, chức năng và nhiệm vụ của nhà trường đã xác đinh rõ trong điều 2 của Bộ chính tri Trung ương Đảng số 59/BCT, ngày 29 tháng 7 năm 1995 và tiếp tục thực hiện nghi quyết của đại hội Đảng ủy trường chính tri Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào lần thứ I, nhất là thực hiện khẩu
hiệu mà Đại hội lần thứ I của Đảng ủy trường chính tri Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào để ra đó là “dạy tốt, dạy giỏi và học giỏi có kỷ luật tốt”.
Trong những năm qua, nhất là giảng viên Mác – Lênin thông qua việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đội ngũ giảng viên của nhà trường thực sự là bợ phận quan trọng góp phần giáo dục lý luận, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đặt ra trong lý luận cũng như trong thực tiễn; vào công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ kế cận trong Thủ đô. Điều này được thể hiện ở mấy mặt sau:
Thứ nhất, về số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin.
Theo quyết đinh của giám đốc trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào, năm học 2015 – 2016, tổng số cán bộ tham gia nghiên cứu và giảng dạy (mợt số là cán bợ giảng dạy kiêm chức) có 22 người, được phân cơng tác và giảng dạy ở các bợ mơn và mợt số thơng tin, trong đó giảng viên dạy các mơn khoa học Mác – Lênin chỉ có 15/22 người là giảng viên thường trực. Điều này cho thấy đội ngũ giảng viên ở trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn còn thiếu về số lượng, từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ giảng viên Mác – Lênin.
Bảng 2.1. Nhu cầu giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin của trường chính trị Thủ đơ Viêng Chăn nước CHDCND Lào đến năm 2020
Nhu cầu Đơn vi
Triết học KTCT CNXHKH
Số GV cần có 10 15 15
Số GV hiện có 3 7 5
Số GV cần bổ sung 7 8 10
Như vậy, trong 3 – 7 năm tới, nhà trường cần bổ sung giảng viên Mác – Lênin ít nhất là khoảng 15 đến 20 giảng viên mới đáp ứng nhu cầu đào tạo các chuyên ngành Mác – Lênin của nhà trường.
Bên cạnh đó giảng viên Mác – Lênin người dân tộc chỉ chiếm 2,56%, trong khi đó về đợ tuổi: 10,56% giảng viên Mác – Lênin ở độ tuổi dưới 30 tuổi; 4,31% giảng viên Mác – Lênin ở độ tuổi 31 – 40; và 8,50% la giảng viên Mác – Lênin ở độ tuổi từ 41-50; và từ 51 trở lên chiếm 8,50%.
Bảng 2.2. Số giảng viên Mác – Lênin giảng dạy ở các khoa tại trường chính trị Thủ đơ Viêng Chăn nước CHDCND Lào hiện nay
Tên bộ môn Mác-Lênin Tổn g GV
Giới tính Độ tuổi Thành phần dân tộc
Nam Nữ Dướ i 30 31- 40 41- 50 51 trở lên Lào Lù m Lào Thân g Lào Xung Triết 3 3 0 0 1 2 0 3 0 0 KTCT 7 3 4 0 4 2 1 6 0 1 CNXHKH 5 3 2 0 4 1 0 5 0 0 Tổng cộng 15 9 6 0 9 5 1 14 0 1
Nguồn:Vụ tổ chức cán bộ, trường Chính trị - hành chính Thủ đơ Viêng Chăn nước CHDCND Lào, năm 2015-2016
Như vậy nếu so với các đợ tuổi thì thấy rằng đợi ngũ giảng viên Mác – Lênin ở trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào hiện nay đang được trẻ hóa, phần lớn đợi ngũ này được đào tạo cơ bản từ Đại học quốc gia Lào và học viện báo chí và tuyên truyền Việt Nam, thế mạnh của đội ngũ này là trẻ, khỏe mạnh và nhiệt tình sáng tạo. Tuy nhiên đợi ngũ này cũng có những hạn chế thiếu kinh nghiệm giảng dạy. Số giảng viên Mác – Lênin chưa kết nạp Đảng nhân dân Cách mạng Lào chiếm 15,38% so với tổng số giảng viên thường trực ở nhà trường. Đây là một hạn chế cần được bồi dưỡng, rèn luyện thường xuyên. Tổng số giảng viên thường trực hiện nay ở nhà trường tính đến năm học 2015-2016 có 1 tiến sĩ chiếm 2,65%, 6 thạc sĩ
chiếm 13,35%, trong đó số giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin, có 1 tiến sĩ chiếm 2,65%, 6 thạc sĩ chiếm 13,65%, 8 cử nhân chiếm 17,45%
Bảng 2.3. Đảng viên và trình độ giảng viên Mác – Lênin
Tổng giảng viên Mác-
Lênin Đảng viên
Chưa kết nạp Đảng
Trình đợ GV Mác – Lênin Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ 15/22 15 32,83 % 7 15,38 % 8 17,45 % 6 13,35 % 1 2,65%
Nguồn: Vụ tổ chức – cán bộ, trường Chính trị - hành chính Thủ đơ Viêng Chăn nước CHDCND Lào, năm 2015-1016
Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám đốc trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn đã phê duyệt thực hiện kế hoạch nâng cao trình đợ giảng dạy, để nâng cao trình đợ đợi ngũ giảng viên ở nhà trường, chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy theo chương trình đào tạo của nhà trường. Do yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học viên, nhận thức được trách nhiệm trong việc giáo dục lý luận chính tri - tư tưởng, giảng viên Mác – Lênin đã vượt khó khăn tự vươn lên trong tự bồi dưỡng, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra Đảng ủy, Ban giám đốc còn tạo điều kiện cho giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin tham dự những đợt tập huấn, bồi dưỡng do bộ giáo dục tổ chức.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu tài liệu chuyên ngành; việc cập nhật thơng tin để nâng cao trình đợ chun mơn cũng như để bổ sung tài liệu thực tiễn vào bài giảng của đội ngũ giảng viên còn ít. Điều này do nhiều nguyên nhân; hạn chế về trình đợ của bản thân giảng viên, thiếu những phương tiện hỗ trợ cần thiết như các báo chuyên ngành, những phương tiện thông tin hiện đại như internet.
Đội ngũ giảng viên Mác – Lênin ở trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn; mặc dù còn thiếu, nhưng đã tham gia vào công tác giáo dục chính tri - tư tưởng, giảng dạy ở các trường dạy nghề trong tỉnh. Điều này một phần là theo quy đinh của Ban giám đóc và mợt phần cũng để tăng thu nhập cho các giảng viên. Bởi vì nguồn thu nhập chủ yếu của giảng viên ở nhà trường chỉ dựa vào lương và phụ cấp theo quy đinh của nhà tường; điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy khơng nhỏ. Điều này góp phần đảm bảo cho việc giáo dục lý luận Mác – Lênin cũng như hoạt động lý luận chính tri - tư tưởng ở trong các cơ quan Thủ đô, đia phương đúng đinh hướng đường lối, chính sách của Đảng và hướng phát triển của đất nước.
Thứ hai, về phương pháp giảng dạy.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng ủy, Ban giám đốc trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào đề ra, trong những năm vừa qua các giảng viên ở trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn đã thực hiện hướng chuyển dần các phương pháp giảng dạy mới trong tất cả hệ thống đào tạo và bồi dưỡng ở nhà trường, việc dạy và học các môn khoa học Mác – Lênin cũng không nằm ngoài các phương pháp giảng dạy mới đó, chuyển dần từ truyền đạt tri thức thụ đợng, sang lối giảng đối thoại, gợi mở, chú trọng giảng dạy cho học viên phương pháp tự học, tự thu nhập thơng tin mợt cách có hệ thống, phát triển năng lực kinh nghiệm cá nhân, tăng cường tính chủ đợng, tự chủ trong quá trình học tập và trong quá trình hoạt đợng học tập của học viên.
Phương pháp mà giảng viên ở trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào thực hiện phần lớn là giảng viên yêu cầu học viên đọc tài liệu trước khi lên lớp, học viên tập trung nghe giảng – học viên phải tự hệ thống bài dưới sự hướng dẫn của giảng viên, nghĩa là học viên phải nghiên cứu giáo trình trước khi lên lớp (học bốn trình, thảo luận bằng 1
trình). Trong phương pháp giảng dạy mới này học viên được thảo luận sôi nổi để nâng cao chất lượng giờ học, đồng thời cũng tạo điều kiện cho học viên được suy nghĩ và nghiên cứu nhiều hơn, nhất là học viên ở trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào điều là cán bộ Đảng viên, được giảng viên hướng dẫn vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tiễn của từng học viên. Ngoài ra giảng viên còn kết hợp nhiều hình thức phong phú, tùy theo đối tượng, điều kiện cụ thể, yêu cầu của mối bài giảng, giảng viên vừa diễn giải vừa ví dụ, vừa thuyết minh vừa nêu vấn đề, vừa sử dụng máy chiếu…Nhưng phương thức này còn hạn chế vì kinh phí có hạn và để thực hiện tốt phương pháp giảng dạy mới, người giảng viên phải mất nhiều thời gian và công phu, đòi hỏi phải có năng lực và lòng nhiệt tình, quan trọng nhất là phải có kinh nghiệm mới thành cơng được; trên thực tế, không ít giảng viên cho rằng phần lớn học viên là những người công tác ở đia phương, trí thức và kỹ năng về học tập chưa nhiều nên chưa thể sử dụng phương pháp giảng dạy mới.
Để đánh giá kết quả của phương pháp giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác – Lênin, khâu kiểm tra và thi là khâu quan trọng. Hiện nay, giảng viên ở trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào cũng sử dụng nhiều phương pháp để chống thái độ mang tài liệu vào phòng thi, để đảm bảo đúng thực chất trình đợ của học viên. Chẳng hạn: đề thi các môn đều gắn lý luận với thực tiễn ở thời kỳ đổi mới của đất nước trong điều kiện hiện nay, và thi vấn đáp các giảng viên đều yêu cầu học viên nêu vấn đề lý luận, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn của nơi học viên công tác trước khi đi học.
Việc giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin ở trường chính tri - hành chính Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian gần đây, số giờ lên lớp giảng viên đều sử dụng theo phương pháp truyền thống như thuyết trình, phương
pháp đối thoại; nêu vấn đề còn ít sử dụng. Qua điều tra giảng viên giảng các môn khoa học Mác – Lênin cho thấy: 100% sử dụng phương pháp thuyết trình thường xuyên, phương pháp nêu vấn đề 22,02% và phương pháp thảo luận nhóm chiếm 37,43% (xem phụ lục 2 bảng 2).
Có thể thấy rằng đợi ngũ giảng viên Mác – Lênin ở trường chính tri- hành chính Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào với kinh nghiệm của dân số giảng viên Mác – Lênin đã làm công tác giảng dạy nhiều năm cũng tạo được sự hứng thú trong mỗi giờ lên lớp, làm cho những tri thức Mác – Lênin được tiếp nhận một cách tự giác. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì giảng viên Mác – Lênin cũng có nhiều hạn chế, đa số là giảng viên trẻ ít được thâm nhập thực tế; chế độ đi thực tế ở cơ sở hàng năm của giảng viên Mác – Lênin ở trường chính tri Thủ đô Viêng Chăn còn ít, ít kinh nghiệm, vốn hiểu biết thực tiễn xã hội còn nghèo nàn, tuổi Đảng còn ít, thậm chí còn chưa kết nạp Đảng, điều đó dẫn đến bài giảng của giảng viên thường bi bó hẹp trong nợi dung, ít mở rợng, ít bổ sung số liệu, chất lượng của cuộc sống làm cho giờ dạy các môn khoa học Mác – Lênin trở nên khô khan. Qua điều tra học viên ở nhà trường gồm 225 học viên cho thấy: 17,85% học viên cho rằng các mơn khoa học Mác – Lênin là trừu tượng, khó khăn và thiếu sinh đợng; có 73,65% học viên thấy hài lòng, hứng thú khi nghe giảng viên giảng; có 8,5% cho là không hứng thú (xem phụ lục 2 bảng 1).
Như vậy, để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giáo dục toàn diện, đội ngũ giảng viên Mác – Lênin cũng là một yếu tố giữ vai trò quyết đinh về chất lượng đào tạo học viên ở nhà trường, đây phải là những người có trình đợ học vấn, có bề dày kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc thực tiễn xã hội và đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có phẩm chất chính tri vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn luôn gần gũi mọi người và gần gũi học viên,
ít nhất cũng phải có chun mơn đúng tiêu chuẩn giảng viên theo quy đinh, đó phải là những người được đào tạo cơ bản có hệ thống, tốt nghiệp đại học trở lên, và bản thân giảng viên cũng phải nỗ lực và cần sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan hơn nữa.