Nhóm nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 25)

Môi trường kinh tế

Một khi nền kinh tế tăng trưởng, tiêu dùng tăng mạnh làm cho các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và sẵn sàng đầu tư mở rộng sản xuất , nhu cầu cấp tín dụng gia tăng, lợi tức và thu nhập cá nhân tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Khi điều kiện kinh tế xấu đi trong tình trạng trì trệ và suy thoái làm cho sức mua của người tiêu dùng càng giảm sút khiến mức bán và lợi tức của doanh nghiệp suy giảm qua đó ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người vay.

2

1 0

Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng thường kéo giá cả tăng nhanh hơn khi sản lượng tăng trương mạnh. Lạm phát làm mất giá đồng tiền, giảm tỷ lệ lợi nhuận nói chung. Khi lạm phát gia tăng sẽ dẫn đến lãi suất tăng do chính sách thắt chặt tiền tệ khiến nguồn vốn của các ngân hàng sẽ khan hiếm hơn đồng thời hoạt động tín dụng cũng phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Cùng với các phí tổn khác, chi phí dịch vụ vỡ nợ cũng gia tăng. Do đó một khi giai đoạn lạm phát diễn ra các công ty và cá nhân có thể gặp phải các khó khăn lớn về tài chính.

Có thế nói yếu tố biến động môi trường kinh tế là yếu tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động nếu ngân hàng dự báo tố môi trường kinh tế thì ngân hàng sẽ ngăn chặn hoặc hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh.

Mặt khác, Chính phủ với vai trò là người điều hành kinh tế vĩ mô cần phải tạo một môi trường kinh tế lành mạnh, ổn định sẽ góp phần ngăn chặn rủi ro tín dụng cho NHTM nói riêng và cho hệ thống tài chính nói chung.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Tùy theo từng thời kỳ, các cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra các quy định khác nhau để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo đó, để thực thi quy định của cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng cần phải quy định, bổ sung, điều chỉnh hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cho phù hợp với quy định quản lý vĩ mô của cơ quan quản lý nhà nước.

I.2.4.2. Những nhân tố từ ngân hàng

- Các ngân hàng không có được một chính sách quản lý tín dụng hợp lý

Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các Ngân hàng, do vậy một chín sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vố, nguồn nhân lực, mạng lưới, khả năng quản lý rủi ro,... sẽ giúp hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn. Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng của những nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế.

- Năng lực quản trị của ngân hàng 3

1 0

Quản trị lành mạnh là chìa khóa đối với hiệu quả hoạt động của một ngân hàng, năng lực quản trị thường gắn liền với chất lượng nhân sự. Nhân tố con người có thể coi là nhân tố quan trọng trong môi trường quản lý cũng như đóng cai trò chủ thế trực tiếp thực hiện các thủ tục trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo cho công tác quản lý rủi ro tín dụng các NHTM cần phải quan tâm đến việc tuyển chọn nhân viên có trình độ và kinh nghiệm.

Năng lực quản trị còn được thể hiện qua hiệu quả chi phí. Một ngân hàng với chi phí bỏ ra có tỷ lệ lớn hơn so với lợi nhuận thu vào thể hiện năng lực quản trị của ngân hàng còn yếu kém dẫn đến hoạt động thiếu hiệu quả

- Không đa dạng hóa danh mục đầu tư

Các ngân hàng không có bộ phận quản lý rủi ro cho toàn bộ danh mục để tính toán tỷ trọng đầu tư đối với từng ngành hàng, loại cho vay phân theo thời hạn và loại tiền để có rủi ro thấp nhất, phù hợp với chiến lược, cơ cấu nguồn vốn và năng lực bản thân ngân hàng. Việc các ngân hàng cho vay quá nhiều vào một ngành nghề hay một nhóm đối tượng khách hàng như DN nhà nước sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro.

- Chưa hình thành một bộ máy quản lý rủi ro phù hợp

Một bộ máy quản lý rủi ro phù hợp phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và chức năng bào gồm:

Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của ngân hàng để đưa các khuyến nghị, đề xuất đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động.

Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc quyết định phê duyệt các khoản đầu tư, các giao dịch có liên quan, chính sách quản trị và phương án xử lý rủi ro trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên giao.

4

1 0

1.3. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONGHOẠT ĐỘNG CHO VAY HOẠT ĐỘNG CHO VAY

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng tại trong hoạt động cho vay ở một sốNgân hàng thương mại trên thế giới Ngân hàng thương mại trên thế giới

1.3.1.1. Ngân hàng Citibank của Mỹ

Thứ nhất, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay theo mô hình “Tín dụng 5C” như sau:

- Character of management: Năng lực quản lý của người vay

- Financial capacity of the venture: Năng lực tài chính của người vay - Collateral security: Thế chấp đảm bảo khoản vay

- Condition of the industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động - Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng.

Để đưa ra quyết định chấp thuận hay từ chối cho vay thì các cán bộ phải đánh giá thận trọng, khách quan dựa vào các tiêu chí đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao gồm quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn các khoản vay trước đó, kiểm tra và đánh giá TSTC cùng với mức độ rủi ro của khoản vay.

Thứ hai, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt.

Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho CBTD dựa trên năng lực và tư cách,

kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên mà không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.

Quyền phê duyệt, cấp tín dụng không do một người quyết định mà phải được sự nhất trí của ba CBTD - những người chịu trách nhiệm về cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.

1.3.1.2. Ngân hàng ING bank của Hà Lan

ING bank là một trong số các ngân hàng hàng đầu châu Âu đạt được nhiều thành công trong công tác quản lý RRTD. Mô hình mà ngân hàng áp dụng có nhiều điểm ưu việt:

5

1 0

về cơ cấu bộ máy: Hệ thống quản lý rủi ro tại ngân hàng được tách bạch hoàn toàn với bộ phận kinh doanh và khách hàng, được báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Cơ cấu quản lý RRTD gồm ba bộ phận: Bộ phận chính sách, Bộ phận quản lý rủi ro và Bộ phận xây dựng mô hình tính toán lượng hóa rủi ro.

về thẩm quyền quản lý rủi ro: Ý kiến của bộ phận quản lý RRTD là yêu cầu bắt buộc

của các quyết định tín dụng. Ngân hàng có xu hướng áp dụng hình thức cấp hạn mức tín dụng trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh doanh/ khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo đề xuất đánh giá độc lập đề nghị duyệt một hạn mức tín dụng phù hợp cho từng khách hàng trong một thời hạn thường là một năm và bộ phận kinh doanh/ khách hàng được sử dụng hạn mức đó. Các khoản tín dụng vượt hạn mức này hoặc các khách hàng chưa có hạn mức thì đều phải qua bộ phận quản lý rủi ro.

Bộ phận quản lý rủi ro còn được tham gia vào Hội đồng tín dụng. Các ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tư vấn tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro và các thành viên phải chiếm một nửa số thành viên của hội đồng này.

Hệ thống GHTD: Có nhiều loại giới hạn được sử dụng, với mỗi khách hàng, ngân

hàng áp dụng một giới hạn rủi ro tổng thể. Dưới mức rủi ro tổng thể này có hạn mức chia theo loại sản phẩm hoặc giao dịch cho vay, bảo lãnh, phát hành thư tín dụng... Để đảm bảo quản lý tổng thể và linh hoạt, việc xây dựng giới hạn này tuân theo nguyên tắc: “Mọi giới hạn giao dịch đều không vượt quá giới hạn tổng nhưng tổng các giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể.”

1.3.1.3. Ngân hàng KasiKorn của Thái Lan

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998 khiến hệ thống ngân hàng Thái Lan chao đảo, nhiều NHTM bị phá sản hoặc phải sáp nhập để tiếp tục tồn tại. Ngân hàng đã tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Trước đây, Kasikorn bank chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền mà dự án mang lại của khách hàng vay nên giai đoạn 1997-1999 nợ xấu có lúc lên tới 40%. Hiện nay ngân hàng đã thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là thông tin tín dụng. Khi khách hàng đến vay vốn, các cán bộ ngân hàng phải xem xét những vấn đề sau mới quyết định cho vay: Tư cách của người vay, có tin tưởng được họ không? Hiệu quả kinh doanh

6

1 0

của khách hàng, hoạt động nào thành công, hoạt động nào không

thành công? Mục đích

của khoản vay là gì? Nguồn trả nợ là gì? (dòng tiền và khả năng

trả nợ); ngân hàng có kiểm

soát được khách hàng sử dụng tiền vay không? Khách hàng có năng

lực, kiến thức về quản

lý, điều hành doanh nghiệp không? Tình hình tài chính của khách hàng?

Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên thì ngân hàng phải phân tích tài chính, trong đó rất coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng hồi thu vốn đầu tư của khách hàng.

Cho điểm khách hàng: KasiKorn Bank đã áp dụng xếp loại tín dụng như là một công

cụ quyết định tự động đối với các khoản vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ.

Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng: Kasikorn Bank quy định việc quyết định tín

dụng theo mức tăng dần từ mức phán quyết của một người đến một nhóm người và cao nhất là của Hội đồng quản lý, cụ thể: 10 triệu bath: 1 người chịu trách nhiệm; 100 triệu bath: 2 người chịu trách nhiệm; 3 tỷ bath: do Hội đồng quản lý quyết định. Những khoản vay vượt quá hạn mức quy định trên phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.

Giám sát khoản vay: Sau khi cho vay, KasiKorn Bank rất coi trọng việc kiểm tra,

giám sát các khoán vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá khách hàng, xử lý kịp thời các tình huống RRTD.

Ngoài ra, KasiKorn Bank coi trọng việc cập nhật hiểu biết, liên tục đào tạo cho nhân viên ngân hàng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng độc lập thực thi nhiệm vụ được phân công; đều áp dụng sổ tay tín dụng và có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

Công việc quản lý RRTD ngày càng trở nên cần thiết đối với các NHTM trong quá trình hội nhập với thế giới và phát triển bền vững. Quản lý RRTD không đơn thuần chỉ là xử lý nợ xấu mà còn bao gồm nhiều vấn đề như phòng ngừa, kiểm soát rủi ro... Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro của ba ngân hàng trên, bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam trong đó có SCB là:

7

1 0

Thứ nhất, SCB phải nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản lý tín dụng, cụ thể là xây dựng các thực hành tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn cho đến ra quyết định, đồng thời quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng. SCB cũng nên xây dựng một hệ thống đánh giá tín dụng dựa trên các tiêu chí tương lai thay vì dựa quá nhiều vào kết quả hoạt động trong quá khứ như trước đây, đồng thời đưa vào triển khai đồng bộ hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề.

Thứ hai, SCB cần chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín dụng nhằm tiết kiệm

thời gian cũng như tăng tính trách nhiệm đối với CBTD về quyền quyết định của mình, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cho vay của họ.

Thứ ba, SCB thường xuyên tiến hành rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng

cần chú trọng đến việc nâng cao quản lý hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn bằng cách rà soát đều đặn các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản, thị trường sao cho các rủi ro này không vượt quá mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, SCB tiếp tục hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về khối lượng rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp nhằm đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, từ đó duy trì nhất quán khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã nêu lên được những khái niệm, định nghĩa về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng tại ngân hàng cũng như các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cũng nêu lên được kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng lớn ở nước ngoài. Từ đó có cơ sở để tiến hành phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong chương 2.

8

1 0

CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập từ năm 1992, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đang không ngừng phát triển để khẳng định vị thế Top 5 Ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam. Trải qua nhiều dấu mốc quan trọng, SCB đã từng bước khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính trong nước, thương hiệu SCB ngày càng được Khách hàng tin tưởng và lựa chọn đồng hành.

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự... Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, toàn thể CBNV, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Quý Khách hàng, Cổ đông, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB đã không

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 25)