Đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 74)

Cần thiết lập một danh mục đầu tư tín dụng hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng vùng, từng khu vực, từng đối tượng khách hàng cụ thể trong từng thời kỳ, đồng thời phải phù hợp với định hướng chính sách của Chính phủ và của NHNN. Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố: Đa dạng hóa được ngành nghề, khách hàng vay, yếu

tố địa lý và cả loại hình cho vay; Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường hoạt động; Phù hợp quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của bản thân ngân hàng; Phù hợp định hướng phát triển và lợi thế so sánh của ngân hàng.

Để giải quyết vấn đề này, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tập trung vào nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh các mặt hàng được nhà nước

khuyến khích như xuất khẩu gạo, thủy sản, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, sản xuất hàng xuất khẩu...

- Tăng cường nắm bắt thông tin khách hàng để đầu tư tín dụng. Bên cạnh đó cần phân cấp tín dụng và quy định giới hạn đầu tư cho vay theo địa giới hành chính đối với các chi nhánh trực thuộc để tránh sự cho vay trùng lắp, chồng chéo khó kiểm soát được rủi ro tín dụng.

- Phân nhóm khách hàng, phân khúc khách hàng để phục vụ nhằm giữ khách hàng củ và phát triển khách hàng mới theo đúng định hướng. Kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình làm sai quy trình tín dụng, lợi dụng công việc để tiêu cực gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 74)