Qua những chính sách, chiến lược đã thực hiện được của SCB như đã phân tích, ta có thể đánh giá được những mặt tích cực đã làm được tại chi nhánh như sau:
về môi trường tín dụng
Môi trường tín dụng của SCB đã đảm bảo sự phân tách, độc lập về chức năng hoạt động giữa bộ phận kinh doanh tín dụng và bộ phận quản lý RRTD. Từng chi nhánh SCB đã có phòng quản lý tín dụng độc lập, không chỉ mỗi quản lý tín dụng tập trung ở Hội sở chính. Mặc dù thực hiện nới lỏng tín dụng theo quy định của Nhà nước nhưng quy trình tín dụng tại SCB vẫn được quy định khá chặt chẽ, việc thẩm định và xét duyệt cho vay được phối hợp nhiều phòng ban: Phòng QHKH, Phòng hỗ trợ QHKH, Phòng kế toán và giao dịch kho quỹ,...
Hoạt động tín dụng diễn ra sôi nổi, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm, đảm bảo lợi nhuận cho SCB. Điều này đã góp phần tích cực vào công cuộc khôi phục nền kinh tế đất nước cũng như thực hiện được mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
về quy trình cấp tín dụng
SCB đã xây dựng được một quy trình cấp tín dụng với các khâu quản lý tương đối hoàn chỉnh. Việc này giúp thuận tiện cho các cán bộ tín dụng và hạn chế tối đa giải ngân những khoản vay không đủ tiêu chuẩn.
Các tiêu chí đánh giá khách hàng đầy đủ và chi tiết trong khâu nhận dạng rủi ro tín dụng, điều này giúp SCB đánh giá và phân loại khách hàng một cách chính xác, từ đó xây dựng những chương trình, dịch vụ riêng cho từng nhóm khách hàng.
Về quá trình quản lý, đo lường và giám sát rủi ro tín dụng
Việc đo lường rủi ro tín dụng của SCB đang từng bước tiếp thu, xây dựng mô hình tính toán PD, EAD, LGD.
Ngân hàng Xây dựng đã xây mô hình tính PD cho nhóm KHDN nhỏ, siêu nhỏ; KHCN. Đồng thời SCB đang tiếp thu phương pháp xây dựng mô hình tính toán EAD. Hệ thống T24 đã lưu trữ được thông tin tài chính, phi tài chính của KHDN trong khoảng thời
gian 5 năm từ 2017.
Hoạt động giám sát tại SCB vẫn thường xuyên được thực hiện thông qua các cấp quản lý cơ sở, chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ đối với hoạt động tín dụng.
về kiểm soát, tài trợ rủi ro tín dụng
SCB thực hiện tốt việc kiểm soát, phòng ngừa rủi ro bằng cách thực hiện nghiêm túc trích lập dự phòng nhằm xử lý nợ quá hạn, nợ xấu được SCB thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, góp phần vào việc nâng cao chất lượng nợ của chi nhánh. Trong 4 năm vừa qua, số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đều ở mức tương đối.