Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 32)

Được thành lập từ năm 1992, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đang không ngừng phát triển để khẳng định vị thế Top 5 Ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam. Trải qua nhiều dấu mốc quan trọng, SCB đã từng bước khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính trong nước, thương hiệu SCB ngày càng được Khách hàng tin tưởng và lựa chọn đồng hành.

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự... Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, toàn thể CBNV, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Quý Khách hàng, Cổ đông, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản hơn 566.834 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 15.231 tỷ đồng tính đến 31/12/2019. Với 239 điểm giao dịch, hiện nay mạng lưới hoạt động của SCB đang phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 6.700 người.

Sơ Đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng SCB

(Nguồn: scb.com.vn)

Chức năng nhiệm vụ các Khối, Phòng ban:

- Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm tổng thể về sự thành công của ngân hàng, đóng vai trò lãnh đạo và đưa ra các quyết định đúng đắn để giúp SCB đạt được tăng trưởng bền vững và hành động vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông.

- Tổng giám đốc: là người điều hành cao nhất, trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, ủy quyền cho Phó tổng giám đốc hoặc Giám đốc các chi nhánh để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các Chi nhánh, phòng ban hội sở một cách hợp lý.

- Khối kinh doanh: chức năng của khối là phát triển kinh doanh, tìm kiếm khách

KI ẾM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỐNG QUÀN TRỊ . CACÚYBẠN/HỘIBÔN G L KHÓI QUÀN TR| r HGUỖN NHẮN Lực óng rng húi Piling Dịch vụ NSP. 0 UJH hệ LO Phóng Chính tích & HỌC VIỂN SCB Phòng DM too Nghiệp V(1 Phóng Đậọtạo Phitfrwiningiyp KHỎI TÁI THẨM CỊNH Phòng MI thím dinh KHián Phòng Thímo| nn& PMdurttKHCH KHỐIOUÀNLỸRÚI RO iPhòng ũuánlỷ Riii 10 Thj trường Phồng Tổng hợp ỉ

Phântieh Rùi rô Trung tỉm CLftR Hoạt dộng ăTuín

nhằm gia tăng doanh số, đem lại doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng.

- Khối quản lý tín dụng: tổ chức thực hiện, điều khiển và kiểm soát việc thực hiện các hoạt động, các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng nhằm đảm bảo an toàn cho vay, phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro, giảm thiểu tổn thất và đảm bảo lợi ích tối đa cho ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng.

- Khối Vận hành:

+ Trung tâm Hỗ trợ tín dụng: Tổ chức hướng dẫn và phối hợp với các Đơn vị kinh doanh thực hiện công tác hỗ trợ tín dụng, kiểm soát hoạt động hỗ trợ tín dụng, quản lý thông tin tín dụng và trực tiếp xử lý nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng.

+ Trung tâm Thanh toán quốc tế: Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TTR, D/P, D/A, L/C từ Sở giao dịch/Chi nhánh gửi lên. Xử lý các công việc hàng ngày của các nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Thư tín dụng, Nhờ thu, chuyển tiền nước ngoài, bảo lãnh nước ngoài...

+ Trung tâm Công nghệ thông tin: Hỗ trợ người sử dụng trong vận hành hệ thống thông tin: máy tính, máy in và các thiết bị đầu cuối tại chi nhánh, hỗ trợ sử dụng phần mềm. Vận hành khóa sổ cuối ngày trên các hệ thống thông tin của ngân hàng. Cài đặt môi trường làm việc cho các nhân viên mới. Triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị cho Phòng giao dịch mới tại chi nhánh. Theo dõi bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành các thiết bị CNTT của ngân hàng.

+ Trung tâm Thẻ: Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu phát hành, dịch vụ thẻ tín dụng từ ĐVKD. Hướng dẫn, hỗ trợ ĐVKD trong vận hành và quản lý dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của Trung tâm thẻ. Tham gia xây dựng, triển khai đào tạo và hướng dẫn các quy trình phát hành và dịch vụ thẻ cho ĐVKD.Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng.

+ Phòng Hành chính tổng hợp: chức năng hành chính, thực hiện công tác văn thư, hành chính, tuyên truyền, tiếp thị lễ tân, tiếp khách nhằm mục tiêu xây dựng ngân hàng văn minh, lịch sự.

tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán do nhà nước ban hành và theo hướng dẫn của Ngân hàng. Cán bộ ngân quỹ làm nhiệm vụ thu, chi, lưu trữ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu và các ấn chỉ, ấn phẩm như: kỳ phiếu, trái phiếu trắng, các chứng từ có giá khách hàng vay vốn cầm cố tại Ngân hàng.

Giữa các khối, phòng, ban luôn có mối quan hệ phối hợp cho nên có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của bộ phận, Chi nhánh và Phòng Giao dịch được tiến hành một cách liên tục có hệ thống để đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

- Thực hiện huy động và quản lý vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng nhiều hình thức....

- Vay vốn các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản.

- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng liên quan đến: tiền mặt; vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, thẻ; ...; nhận uỷ thác cho vay trong và ngoài nước; chứng khoán, bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước cho phép.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SCB giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ Tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng 2017 so với 2016 Tốc độ tăng trưởng 2018 so với 2017 Tốc độ tăng trưởng 2019 so với2018 Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương

1 Tổng thu nhậpkinh doanh 31,971.6 2,262.14 2,706.2

9 2,902.24 290.51 15% 444.15 20% 195.95 7% 2 Tổng chi phí 71,190.0 1,299.21 71,603.0 1,687.01 109.13 9% 303.86 23% 83.95 5% 3 LN ròng từhoạt động kinh doanh 781.56 1 962.937 1,103.2 2 1,215.23 181.38 23% 140.29 15% 112 10%

5 Tổng lợinhuận kế toán trước thuế

118.363 305.157 610.441 900.756 186.79 158% 305.28 100% 290.32 48%

6 Thuế thu nhậpDN hiện hành 27.084 61.243 121.605 190.879 34.16 126% 60.36 99% 69.27 57%

7 Lợi nhuậnsau thuế thu nhập DN

91.279 243.91 488.84 709.88 152.64 167% 244.92 100% 221.04 45%

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán SCB)

23 3

Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận qua các năm của SCB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế TNDN

800 700 600 500 400 300 200 100

(Nguồn: Báo cáo tài

chính các năm 2016-2019 SCB)

Từ biểu đồ 2.2 ta thấy lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng SCB đều có chỉ số dương qua các năm và có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2016 - 2019. Năm 2016 lợi nhuận sau thuế đạt ở mức 91.28 tỷ đồng, mức lợi nhuận khá khiêm tốn, thậm chí còn giảm 15% so với lợi nhuận 106.81 của năm 2015 nhưng từ năm 2017 trở đi lợi nhuận của SCB luôn đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Năm 2017 lợi nhuận sau thuế của SCB đạt 243.91 tỷ đồng, tương đương tăng 152 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 167% so với năm 2016. Năm 2018 mức tăng trưởng lợi nhuận là 244.92 tỷ đồng, tương đương tăng gần gấp đôi so với năm 2017. Năm 2019 mặc dù lợi nhuận chỉ tăng với tốc độ 45% so với 2018 nhưng giá trị tuyệt đối thì lại đạt 221.04 tỷ đồng. Những con số lợi nhuận khả quan đã cho thấy sự cố gắng của SCB trong hoạt động kinh doanh hiệu quả giữ được sự ổn định trong 4 năm gần đây về tốc độ tăng và đạt vượt mức chỉ tiêu kinh doanh đầu năm đề ra.

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCPSài Gòn Sài Gòn

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.2.1.1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng

Là một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam, SCB hướng tới đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong hơn 28 năm hoạt động, SCB đã rất chú trọng vào mảng cho vay bởi đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Trong thời gian qua, SCB đã có những thành tựu nhất định, đặc biệt trong 4 năm kể từ 2016 trở lại đây, dư nợ cho vay tăng trưởng khá mạnh mẽ. Cụ thể:

Biểu đồ 2.1 Dư nợ tín dụng của SCB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Dư nợ tín dụng

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2016-2019 SCB)

Mặc dù còn hạn chế về mặt nhân sự, mạng lưới giao dịch còn ít, chưa khai thác được hết thị trường, nhưng những kết quả đạt được của SCB rất đáng ghi nhận. Quy mô tín dụng được mở rộng qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Giai đoạn 2015-2016, thời điểm nợ xấu đang ở giai đoạn căng thẳng, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng và hạn mức tăng trưởng tín dụng thắt chặt cho một số ngành không khuyến khích. Ngân hàng nhà nước đã tiến hành phân loại các ngân hàng thương mại ra làm bốn nhóm theo Công văn số 729/NHNN-CSTT gồm:

+ Nhóm 1: được phép tăng trưởng tín dụng tối đa17% + Nhóm 2: được phép tăng trưởng tín dụng tối đa15% + Nhóm 3: được phép tăng trưởng tín dụng 8%

+ Nhóm 4: không được phép tăng trưởng tín dụng

SCB được xếp vào nhóm 2 - các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, nhưng quy mô nhỏ được phép tăng trưởng tín dụng tối đa 15% đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Trên đà tăng trưởng và uy tín đã gây dựng được trên thị trường, năm 2017 ngân hàng SCB tiếp tục phát triển dư nợ tín dụng, trong năm này dư nợ đạt 39,796 tỷ đồng tăng 28% so với năm 2016. Năm này cũng như năm 2019 dư nợ tín dụng tăng chủ yếu tập trung vào cho vay mua nhà, bất động sản, tài trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngân hàng đã cho ra rất nhiều ưu đãi khuyến khích sản phẩm cho vay ví dụ như: “ Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, “Ưu đãi tín dụng 1,000 tỷ đồng dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)”,... Tuy nhiên, sang năm 2018 ngân hàng lại tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng, mua xe ô tô. Đặc biệt năm 2018 ngân hàng triển khai phát hành thẻ tín dụng Visa và đề án cho vay tiêu dùng dưới hình thức thấu chi lương không có tài sản thế chấp, với hạn mức tối đa lên tới 1.5 tỷ đồng cho cán bộ nhân viên SCB. Năm 2019 dư nợ đã đạt 52.184 tỷ đồng tăng 8,9% so với năm 2018, con số này ở năm 2018 là 47,902 tỷ đồng.

2.2.I.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của SCB giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị tính: %

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

100% 50%

0%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất SCB)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

□ Ngắn hạn DTrung hạn DDai hạn

Giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn tăng ổn định (chiếm tỷ trọng từ 49.48% vào năm 2019 đến 55.47% năm 2017 tổng dư nợ) tương đương với mức tăng hơn 9,684.41 tỷ đồng, điều này giúp cho SCB ngày càng có nhiều điều kiện để phát triển chiều sâu, đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung dài hạn trên địa bàn, và nguồn vốn vay này thường được sử dụng để đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường trang thiết bị... thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, vững chắc, góp phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng của Ngân hàng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và cũng tương đối ổn định (chiếm bình quân khoảng 47.35%) tổng dư nợ.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, trong những năm gần đây, SCB đã thực hiện tốt vai trò hỗ trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ kinh doanh làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên đều đặn, ổn định qua từng năm.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2019, cơ cấu dư nợ theo thời hạn của SCB có sự thay đổi khi tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng nhẹ, dư nợ trung và dài hạn có duy trì khá ổn định ở mức 60% tổng dư nợ. Việc dư nợ dài hạn có xu hướng ổn định có thể xuất phát từ nhiều lí do: (i) SCB đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ, đầu tư dự án; (ii) cơ cấu lại nợ cho KH với kỳ hạn dài hơn cũng làm tăng dư nợ dài hạn của Ngân hàng. Việc tăng dư nợ dài hạn cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng điều này chưa hẳn đã là một tín hiệu tốt vì chính những khoản tín dụng dài hạn này lại mang đến một tỷ lệ rủi ro cao hơn cho Ngân hàng.

* Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

Lĩnh vực tín dụng của SCB đối với nền kinh tế rất phong phú, đa dạng. Chi tiết cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2016 - 2019:

Bảng 2.1 Dư nợ theo ngành ngề kinh doanh giai đoạnh 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 30,915.308 100.0 39,796.167 100.0 47,902.493 100.0 52,184.147 100.0 Ngành nông lâm nghiệp 86.563 0.3 139.287 0.4 201.190 0.4 182.645 0.4 Ngành xây dựng 4,869.161 15.8 6,311.672 15.9 8,133.843 17.0 9,956.735 119. Ngành kho bãi, vận tải... 160.760 0.5 230.818 0.6 311.366 0.7 333.979 0.6 Ngành thương mại sản xuất 15,568.949 50.4 19,352.876 48.6 22,988.40 6 48.0 28,836.96 0 55. 3 Ngành khác, cá nhân.. 10,229.875 33.1 13,761.515 34.6 16,267.687 34.0 12,873.829 724.

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất SCB)

SCB luôn biết tận dụng ưu thế của mình vào những ngành nghề, lĩnh vực mà mình am hiểu và những ngành mũi nhọn của cả nước. Chính vì thế, tỷ trọng dư nợ đối với ngành thương mại, sản xuất và xây dựng chiếm tỷ lệ tương đối lớn (tỷ trọng bình quân cả 2 ngành này khoảng 65%). Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ hiện nay phần lớn các DN đang hoạt động

sản xuất kinh doanh (DN ngành thương mại chiếm 75-80% tổng mức bán lẻ), nhu cầu vốn

cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên, một hạn chế trong các doanh nghiệp trong

ngành hoạt động thương mại là mức vốn đầu tư thấp, quy mô còn nhỏ, thời gian quay vòng

vốn nhanh, nhu cầu vay vốn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động.. .do đó các doanh nghiệp có

khuynh hướng đi vay mượn nhiều. Xét về trách nhiệm hoàn trả nợ vay ở góc độ ràng buộc

về tài sản và uy tín kinh doanh cũng không cao. Đây là điều đáng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 32)