Tăng trưởng dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 39)

Là một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam, SCB hướng tới đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong hơn 28 năm hoạt động, SCB đã rất chú trọng vào mảng cho vay bởi đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Trong thời gian qua, SCB đã có những thành tựu nhất định, đặc biệt trong 4 năm kể từ 2016 trở lại đây, dư nợ cho vay tăng trưởng khá mạnh mẽ. Cụ thể:

Biểu đồ 2.1 Dư nợ tín dụng của SCB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Dư nợ tín dụng

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2016-2019 SCB)

Mặc dù còn hạn chế về mặt nhân sự, mạng lưới giao dịch còn ít, chưa khai thác được hết thị trường, nhưng những kết quả đạt được của SCB rất đáng ghi nhận. Quy mô tín dụng được mở rộng qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Giai đoạn 2015-2016, thời điểm nợ xấu đang ở giai đoạn căng thẳng, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng và hạn mức tăng trưởng tín dụng thắt chặt cho một số ngành không khuyến khích. Ngân hàng nhà nước đã tiến hành phân loại các ngân hàng thương mại ra làm bốn nhóm theo Công văn số 729/NHNN-CSTT gồm:

+ Nhóm 1: được phép tăng trưởng tín dụng tối đa17% + Nhóm 2: được phép tăng trưởng tín dụng tối đa15% + Nhóm 3: được phép tăng trưởng tín dụng 8%

+ Nhóm 4: không được phép tăng trưởng tín dụng

SCB được xếp vào nhóm 2 - các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, nhưng quy mô nhỏ được phép tăng trưởng tín dụng tối đa 15% đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Trên đà tăng trưởng và uy tín đã gây dựng được trên thị trường, năm 2017 ngân hàng SCB tiếp tục phát triển dư nợ tín dụng, trong năm này dư nợ đạt 39,796 tỷ đồng tăng 28% so với năm 2016. Năm này cũng như năm 2019 dư nợ tín dụng tăng chủ yếu tập trung vào cho vay mua nhà, bất động sản, tài trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngân hàng đã cho ra rất nhiều ưu đãi khuyến khích sản phẩm cho vay ví dụ như: “ Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, “Ưu đãi tín dụng 1,000 tỷ đồng dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)”,... Tuy nhiên, sang năm 2018 ngân hàng lại tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng, mua xe ô tô. Đặc biệt năm 2018 ngân hàng triển khai phát hành thẻ tín dụng Visa và đề án cho vay tiêu dùng dưới hình thức thấu chi lương không có tài sản thế chấp, với hạn mức tối đa lên tới 1.5 tỷ đồng cho cán bộ nhân viên SCB. Năm 2019 dư nợ đã đạt 52.184 tỷ đồng tăng 8,9% so với năm 2018, con số này ở năm 2018 là 47,902 tỷ đồng.

2.2.I.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của SCB giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị tính: %

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

100% 50%

0%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất SCB)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

□ Ngắn hạn DTrung hạn DDai hạn

Giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn tăng ổn định (chiếm tỷ trọng từ 49.48% vào năm 2019 đến 55.47% năm 2017 tổng dư nợ) tương đương với mức tăng hơn 9,684.41 tỷ đồng, điều này giúp cho SCB ngày càng có nhiều điều kiện để phát triển chiều sâu, đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung dài hạn trên địa bàn, và nguồn vốn vay này thường được sử dụng để đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường trang thiết bị... thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, vững chắc, góp phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng của Ngân hàng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và cũng tương đối ổn định (chiếm bình quân khoảng 47.35%) tổng dư nợ.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, trong những năm gần đây, SCB đã thực hiện tốt vai trò hỗ trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ kinh doanh làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên đều đặn, ổn định qua từng năm.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2019, cơ cấu dư nợ theo thời hạn của SCB có sự thay đổi khi tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng nhẹ, dư nợ trung và dài hạn có duy trì khá ổn định ở mức 60% tổng dư nợ. Việc dư nợ dài hạn có xu hướng ổn định có thể xuất phát từ nhiều lí do: (i) SCB đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ, đầu tư dự án; (ii) cơ cấu lại nợ cho KH với kỳ hạn dài hơn cũng làm tăng dư nợ dài hạn của Ngân hàng. Việc tăng dư nợ dài hạn cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng điều này chưa hẳn đã là một tín hiệu tốt vì chính những khoản tín dụng dài hạn này lại mang đến một tỷ lệ rủi ro cao hơn cho Ngân hàng.

* Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

Lĩnh vực tín dụng của SCB đối với nền kinh tế rất phong phú, đa dạng. Chi tiết cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2016 - 2019:

Bảng 2.1 Dư nợ theo ngành ngề kinh doanh giai đoạnh 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 30,915.308 100.0 39,796.167 100.0 47,902.493 100.0 52,184.147 100.0 Ngành nông lâm nghiệp 86.563 0.3 139.287 0.4 201.190 0.4 182.645 0.4 Ngành xây dựng 4,869.161 15.8 6,311.672 15.9 8,133.843 17.0 9,956.735 119. Ngành kho bãi, vận tải... 160.760 0.5 230.818 0.6 311.366 0.7 333.979 0.6 Ngành thương mại sản xuất 15,568.949 50.4 19,352.876 48.6 22,988.40 6 48.0 28,836.96 0 55. 3 Ngành khác, cá nhân.. 10,229.875 33.1 13,761.515 34.6 16,267.687 34.0 12,873.829 724.

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất SCB)

SCB luôn biết tận dụng ưu thế của mình vào những ngành nghề, lĩnh vực mà mình am hiểu và những ngành mũi nhọn của cả nước. Chính vì thế, tỷ trọng dư nợ đối với ngành thương mại, sản xuất và xây dựng chiếm tỷ lệ tương đối lớn (tỷ trọng bình quân cả 2 ngành này khoảng 65%). Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ hiện nay phần lớn các DN đang hoạt động

sản xuất kinh doanh (DN ngành thương mại chiếm 75-80% tổng mức bán lẻ), nhu cầu vốn

cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên, một hạn chế trong các doanh nghiệp trong

ngành hoạt động thương mại là mức vốn đầu tư thấp, quy mô còn nhỏ, thời gian quay vòng

vốn nhanh, nhu cầu vay vốn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động.. .do đó các doanh nghiệp có

khuynh hướng đi vay mượn nhiều. Xét về trách nhiệm hoàn trả nợ vay ở góc độ ràng buộc

về tài sản và uy tín kinh doanh cũng không cao. Đây là điều đáng ngại khi SCB có xu hướng

nâng cao dư nợ cho vay đối với ngành này. Nguyên nhân là do, nền kinh tế phát triển, số

lượng DN xuất hiện ngày càng nhiều với sự khác nhau về quy mô, ngành nghề kinh doanh,

thị trường.do vậy nhu cầu sử dụng vốn ngân hàng ngày càng cao.

Chiếm tỷ trọng sau ngành thương nghiệp là ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản (XDCB) có sự gia tăng về dư nợ theo tốc độ tăng của nhóm ngành này. Ngành xây dựng là một trong những ngành rất phát triển hiện nay ở nước ta cũng như ở địa bàn. Những năm qua, tốc độ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng diễn ra tấp nập, khẩn trương cùng với đó là việc giải tỏa đền bù và bố trí tái định cư cho người dân.làm cho nhu cầu vốn đầu tư trong ngành xây dựng rất lớn. Chính thực trạng phát triển hết sức khả quan trên của ngành công nghiệp, xây dựng trong những năm qua đã có tác động không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực này của chi nhánh. Qua bảng số liệu có thể thấy rằng, dư nợ khách hàng DN của SCB trong lĩnh vực xây dựng đều có xu hướng tăng qua các năm. Dư nợ khách hàng trong ngành xây dựng năm 2016 là hơn 4,869.161 tỷ đồng. Những năm sau nhìn chung các chỉ tiêu này đều có sự gia tăng, cụ thể, doanh số cho vay đối với DN ngành xây dựng tăng lên mức 9,956.735 tỷ đồng vào năm 2019, tương đương với 19.08% so với năm 2018.

Cho vay đối với DN ngành vận tải chưa chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ khách hàng DN đối với ngành này có sự biến động qua các năm. Tuy nhiên, Hà Nội và TP HCM đã và đang có những chủ trương tiếp tục hoàn thiện, mở rộng và xây dựng những tuyến đường mới. Do vậy, để hoàn thành những tuyến đường này thì các đơn vị thi công phải vay vốn của ngân hàng để trả lương cho công nhân và mua vật liệu phục vụ cho quá trình thi công. Bên cạnh đó, SCB cũng rất chú trọng đến các sản phẩm tín dụng cho cá nhân như vay tiêu dùng, mua sắm, đầu tư hộ gia đình...

* Cơ câu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp

Biểu đồ 2.2 Dư nợ theo đối tượng và loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: %

Năm 2016

(Nguồn: Tổng hợp của tác giá từ báo cáo hoạt động SCB)

Cá nhân và doanh nghiệp là hai đối tượng khách hàng chủ yếu của SCB. Trong đó, dư nợ khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm khoảng gần 2/3 tổng dư nợ. Tuy nhiên thì

Năm 2017

những năm qua, tỷ trọng dư nợ của nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp này đang

giàm dần về cơ cấu, khi năm 2016 dư nợ doanh nghiệp là khoảng 63,48% thì đến năm 2019

chỉ chiếm khoảng 58%. Theo loại hình sở hữu doanh nghiệp, số vốn SCB tài trợ cho các

Doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ doanh nghiệp, chỉ

khoảng 3% ngược lại hoàn toàn đối với các loại hình doanh nghiệp khác như Công ty

TNHH; Công ty CP. Đây là định hướng đúng đắn của SCB khi tập trung vào các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh, năng động và hoạt động có hiệu quả hơn.Trong giai đoạn kinh tế

đang trên đà phục hồi như hiện nay, các doanh nghiệp rất cần vốn để thực hiện hoạt động

sản xuất kinh doanh, SCB luôn tăng cường và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm ưu đãi cho

vay vốn lưu động, cho vay xuất nhập khẩu để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp hoạt động.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, SCB liên tục cung cấp các ưu đãi trong lĩnh vực tín dụng cá nhân, tổng dư nợ cá nhân của SCB đã có một sự tăng lên đáng kể trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2017 đến 2019, tăng từ 37% lên 43% trong tổng dư nợ của SCB. Tín dụng cá nhân được đẩy mạnh, chủ yếu là các sản phẩm tín dụng cho vay mua nhà, mua xe, cho vay tiêu dùng. Các gói tín dụng linh hoạt, nhiều ưu đãi mà SCB triển khai hiện nay đang rất hấp dẫn khách hàng cá nhân. Điều này khiến cho dư nợ tín dụng cá nhân có xu hướng tăng lên trong tỷ trọng dư nợ.

Các nhóm đối tượng khác như kinh tế tập thể, tổ chức công đoàn giáo dục chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dư nợ, các sản phẩm tín dụng cho nhóm đối tượng này tại SCB hiện cũng còn ít. Trong tương lai, SCB đang phát triển thêm những sản phẩm cho nhóm khách hàng này để đa dạng nhóm khách hàng và tạo độ phủ cho SCB.

2.2.I.3. Tình hình chung về nợ quá hạn - nợ xấu

Nợ quá hạn là một trong những biểu hiện rõ ràng và nguy hiểm nhất của rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Vì vậy, trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu và kiểm soát chặt tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng.

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp phân loại nợ tại SCB năm 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của SCB năm 2017-2019)

Với phương châm chất lượng đi đôi với tăng trưởng tín dụng, việc kiểm soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại SCB luôn được quan tâm. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu chiếm 2.77 % trên tổng dự nợ chủ yếu vào một số doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân. Năm 2019 tổng nợ xấu tiếp tục giảm xuống chỉ chiếm 1,89 % trên tổng dư nợ và giảm so với năm 2018.

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ giảm dần qua các năm, năm 2017 là 1.69%, năm 2019 giảm xuống còn 1.25%. Đây là một nỗ lực rất lớn của Ngân hàng, kiên quyết không để nợ nhóm 5 gia tăng, theo dõi bám sát những khoản nợ bắt đầu thuộc nhóm 2 - nhóm 3 để xử lý dứt điểm. Các khoản nợ nhóm 5 còn lại Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ trong đó có cả biện pháp phát mại TSĐB. Chất lượng tín dụng theo cách phân loại theo quyết định 493 đã từng bước phản ánh đúng thực chất chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng để có biện pháp hữu hiệu ngăn

Chỉ tiêu Năm

2017 2018Năm Năm 2019 Tổng dư nợ cho vay (A) 39,796.1

67 9347,902.4 52,184.147 Nợ nhóm 1 38,374.9 53 45,973.6 03 50,210,95 5 Nợ nhóm 2 400.8 79 601.8 66 988.9 62 Nợ nhóm 3 165.4 16 172.6 79 142.0 84 Nợ nhóm 4 183.6 24 58 222.0 21 189.9 Nợ nhóm 5 671.2 95 87 932.2 25 652.2 Tổng nợ quá hạn (B) 1,421.2 14 1,928.8 90 1,973.192 Tỷ lệ nợ quá hạn (B/A) 3.57 % 4.03 % 3.78 % Tổng nợ xấu (C) 1,020.3 35 1,327.0 24 984.2 30 Tỷ lệ nợ xấu (C/A) 2.56 % % 2.77 % 1.89 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn 1.69 % % 1.95 % 1.25 4

ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế

Khách hàng của SCB chủ yếu là các cá nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh do vậy mà tình hình nợ xấu của ngân hàng cũng tập trung chủ yếu vào các đối tượng khách hàng này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3 Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của SCB năm 2017-2019)

Từ bảng số liệu cho thấy tỉ trọng nợ xấu qua 4 năm chủ yếu tập trung vào khu vực ngoài quốc doanh. Năm 2016 nợ xấu DNNQD 711.136 tỷ đồng chiếm 94.9%. Năm 2018 nợ xấu vẫn tiếp tục tăng về số lượng lên 1,327.024 tỷ. Năm 2019 SCB đã triển khai nhiều biện pháp như khởi kiện, bán tài sản thu hồi nợ, xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro... nên dư nợ xấu chỉ còn 984.230 tỷ giảm gần 400 tỷ so với 2018. Mặt khác theo lộ trình phát triển, các DNQD dần dần tiến hành cổ phần hoá nên tỷ trọng dư nợ DNQD cũng giảm dần. Năm 2018, 2019 nợ xấu tập trung hoàn toàn vào khu vực NQD.

Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

SCB đang chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng giảm cho vay trong lĩnh vực xây dựng, là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất và có mức độ rủi ro cao, đẩy mạnh cho vay các nghành kinh tế tiềm năng như điện, xi măng, bưu chính viễn thông, dầu khí, dệt may...Cụ thể cơ cấu dư nợ theo nghành nghề được phản ánh trong bảng sau:

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Nợ xấu Tỷ trọng (%) Nợ xấu Tỷ trọng (%) Nợ xấu Tỷ trọng (%) DNNQD 997.888 97.8 946.168 71.3 835.611 84.9 Cá nhân 22.447 2.2 380.856 28.7 148.619 15.1 Tổng nợ xấu 1,020.335 100.0 1,327.024 100.0 984.230 100.0 5

Bảng 2.4 Cơ cấu nợ xấu theo lĩnh vực kinh tế của SCB Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Nợ xấu Tỷ trọng (%) Nợ xấu Tỷ trọng (%) Nợ xấu Tỷ trọng (%) Xây dựng công nghiệp cơ bản 62.240 6.1 67.678 5.1 - -

Nông lâm thủy

sản - - - - - -

Thương nghiệp, sửa chữa xe có

động cơ 335.690 32.9 444.553 33.5 331.686 33.7

Vận tải kho bãi,

thông tin liên lạc 619.343 60.7 663.512 50.0 - -

Hoạt động phục vụ cá nhân và gia

đình 3.061 0.3 151.281 11.4 653.529 66.4

Tổng cộng 1,020.33

5 100.0 1,327.024 100.0 984.230 100.0

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của SCB năm 2017-2019)

Trong thời gian qua đối tượng cho vay chủ yếu của SCB là các công trình xây dựng cơ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w