Thực trạng xử lý nợ tại SCB

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 62 - 64)

Trong những năm qua SCB đã xử lý các khoản nợ tồn đọng, bằng các giải pháp như: bán nợ, khai thác tài sản bảo đảm nợ vay, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay, khởi kiện, xoá nợ, khoanh nợ ...

Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan của cán bộ chi nhánh, SCB đã áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ như: trong trường hợp bán tài sản không thu hồi đủ nợ vay sẽ quy trách nhiệm cho cán bộ chi nhánh phải trả phần còn thiếu; hoặc áp dụng các biện pháp về hành chính như: phạt thi đua, không cho hưởng lương kinh doanh, cho tạm nghỉ việc để tập trung vào thu hồi nợ xấu phát sinh, song chưa có trường hợp nào cán bộ tín dụng của SCB đến mức phải chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự do vi phạm quy định trong cho vay.

Hàng quý, trên cơ sở BCTC của khách hàng, cán bộ QHKH đưa các chỉ tiêu định 0

lượng vào hệ thống, đánh giá các chỉ tiêu định tính khác để đánh

giá một cách tương đối và

toàn diện tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Từ đó xác định

nhóm nợ cho doanh

nghiệp đó. Căn cứ vào Thông tư 02 của NHNN và các văn bản hướng dẫn

trích lập dự

phòng rủi ro của SCB, Ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân khách quan, ngoài tầm kiểm soát của chi nhánh, việc xử lý thu hồi được thực hiện theo các bước sau: đôn đốc thu nợ dần, xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay, xử lý bằng dự phòng rủi ro, khoanh nợ, xoá nợ... Tình hình xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của SCB giai đoạn 2016 - 2019 như sau:

Bảng 2.6: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Diễn giải Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dư đầu kỳ 168.9 14 95 222.1 81 275.6 327.168 Số đã trích trong năm 53.281 53.486 51.4 87 21.568 Dự phòng cụ thể 162.6 27 55 310.8 22 432.7 298.382 Số dư cuối kỳ (Dự phòng chung) 95 222.1 81 275.6 30 43.4 30 28.0

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của SCB năm 2016-2019)

Năm 2017 Ngân hàng trích 53,486 tỷ vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, tuy nhiên năm 2018 ngân hàng trích dự phòng ở mức thấp hơn 2 tỷ là do một số dự án xi măng bước đầu đưa vào hoạt động bù đắp được chi phí được phân nợ nhóm 2 như xi măng Áng Sơn 1, theo đó số phải trích cho nợ nhóm II giảm, đưa số dư dự phòng rủi ro chỉ còn 51,487 tỷ đồng. Đến năm 2019 SCB tập trung xử lý nợ xấu, nợ nhóm II, hoàn thành pháp lý TSĐB của nợ nhóm 2 tăng lên do tài sản được đăng ký hình thành và đưa vào sử dụng, đã hạch toán được TSĐB nên số phải trích quỹ rủi ro tín dụng được giảm xuống. Năm 2019 SCB chỉ trích dự phòng rủi ro 21,568 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 62 - 64)