Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 30 - 32)

Công việc quản lý RRTD ngày càng trở nên cần thiết đối với các NHTM trong quá trình hội nhập với thế giới và phát triển bền vững. Quản lý RRTD không đơn thuần chỉ là xử lý nợ xấu mà còn bao gồm nhiều vấn đề như phòng ngừa, kiểm soát rủi ro... Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro của ba ngân hàng trên, bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam trong đó có SCB là:

7

1 0

Thứ nhất, SCB phải nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản lý tín dụng, cụ thể là xây dựng các thực hành tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn cho đến ra quyết định, đồng thời quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng. SCB cũng nên xây dựng một hệ thống đánh giá tín dụng dựa trên các tiêu chí tương lai thay vì dựa quá nhiều vào kết quả hoạt động trong quá khứ như trước đây, đồng thời đưa vào triển khai đồng bộ hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề.

Thứ hai, SCB cần chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín dụng nhằm tiết kiệm

thời gian cũng như tăng tính trách nhiệm đối với CBTD về quyền quyết định của mình, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cho vay của họ.

Thứ ba, SCB thường xuyên tiến hành rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng

cần chú trọng đến việc nâng cao quản lý hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn bằng cách rà soát đều đặn các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản, thị trường sao cho các rủi ro này không vượt quá mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, SCB tiếp tục hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về khối lượng rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp nhằm đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, từ đó duy trì nhất quán khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã nêu lên được những khái niệm, định nghĩa về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng tại ngân hàng cũng như các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cũng nêu lên được kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng lớn ở nước ngoài. Từ đó có cơ sở để tiến hành phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong chương 2.

8

1 0

CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 30 - 32)