Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 76)

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng có hiểu biết rất mơ hồ về các nguyên

tắc, quy định tín dụng của NHNN và của chính ngân hàng mình, họ đang giải quyết các hồ sơ tín dụng theo kinh nghiệm được chuyển giao và theo suy luận riêng của mình. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại mà lãnh đạo ngân hàng cần đặc biệt lưu ý vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro.

Hạn chế của cán bộ về khả năng, kiến thức sẽ làm cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trở nên không hiệu quả, làm rối loạn cho hệ thống quản lý. Bên cạnh đó, chất lượng của nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình áp dụng, triển khai Basel II vào

công tác quản lý RRTD, vì vậy SCB cần:

Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng.

Xây dựng được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể đề cao tính trung thực, độc lập trong hành xử nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên. Chặt chẽ trong khâu tuyển dụng: Ngay từ bước tuyển dụng, ngân hàng nên đưa ra những yêu cầu, tiêu chí chặt chẽ về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn. Cần ưu tiên những ứng viên đã từng đảm nhiệm vai trò tương tự tại các ngân hàng khác. Ngân hàng cần có các biện pháp thu hút nhân tài như các chính sách đãi ngộ, lương, thưởng, cơ hội phát triển để thu hút được những người có kinh

nghiệm nhưng có nhiệt huyết tuổi trẻ, ngân hàng cũng cần tuyển

dụng để đào tạo, nuôi

dưỡng đội ngũ nhân tài cho chính mình.

Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, mỗi phòng ban sẽ có nhiệm vụ,

chức năng riêng.

Xây dựng được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể đề cao tính trung thực, độc lập trong hành xử nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên.

Tăng cường công tác đào tạo, tái đào đạo để nâng cao trình độ kiến thức cho nhân viên

tại ngân hàng, đây là công việc quan trọng cần thực hiện thường xuyên như tổ chức các khóa

đào tạo, huấn luyện: Đối với những cán bộ mới tuyển dụng cần được đào tạo kỹ lưỡng ngay

từ đầu bằng các khóa đào tạo tân tuyển. Các khóa học này cần trang bị cho các cán bộ kiến thức chung về SCB, quy trình, cách thức, yêu cầu và những kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc của SCB. Bên cạnh đó vẫn cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu, các khóa kỹ năng để nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên.

Tổ chức kiểm tra, sát hạch định kỳ: SCB cần thực hiện các cuộc thi, cuộc khảo sát định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần để đánh giá lại trình độ của toàn bộ cán bộ nhân viên, từ đó có các biện pháp sàng lọc, hoặc đào tạo thêm cho các cá nhân còn yếu, kém và đề bạt

xứng đáng cho những cán bộ có thành tích cao.

Xây dựng chế độ đánh giá, quy định khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Xây dựng chế độ đãi ngộ tốt và xứng đáng. Kết hơp với công tác đào tạo, ngân hàng cần tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, chính sách thưởng phạt công minh, chính sách tiền lương đúng đắn giúp ngân hàng giữ chân được người tài và nâng cao tinh thần, chất lượng đội ngũ nhân sự.

Cần tiêu chuẩn hóa công việc của cán bộ tín dụng cả về trình độ, chuyên môn nghiệp

vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp. Chuyên môn hóa các công việc của từng quy trình nghiệp vụ để cán bộ thực hiện nhiệm vụ đạt chất lượng tốt nhất.

Xử lý và giải quyết dứt điểm nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, SCB

cần có những biện pháp để phát hiện những khoản vay có vấn đề và đưa ra phương án thích

hợp giải quyết dứt điểm.

Do những nguyên nhân khách quan dẫn dến doanh nghiệp có sự tổn thất các tài sản được hình thành từ vốn vay tại chi nhánh SCB thì chi nhánh SCB có thể xem xét miễn giảm

tiền vay đối với các doanh nghiệp này.

Các doanh nghiệp có nợ xấu do nguyên nhân bất khả kháng có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục SXKD, SCB có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ.

Các doanh nghiệp có khả năng trả nợ mà cố tình không trả nợ SCB phải phối hợp với chính quyền, các cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý nghiêm minh làm gương cho các doanh nghiệp khác.

Đối với các doanh nghiệp có hàng tồn đọng nhiều chưa bán được để có tiền trả nợ thì SCB có thể giới thiệu đơn vị mua hàng giúp doanh nghiệp giải quyết số hàng tồn đọng này, sớm thu hồi vốn để trả nợ SCB.

Đối với nợ xấu, nhân viên Chi nhánh cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường

xuyên, theo dõi và xử lý nợ xấu tiềm ẩn, nợ xấu phát sinh mới nên phân tích tình hình nợ xấu qua đó xác định được CBTD nào có vấn đề, xác định được nợ xấu tiềm ẩn thuộc khách

hàng và đơn vị nào.

Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay: Trước hết SCB phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ thủ tục đảm bảo tiền vay của các khản nợ xấu, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, đảm

bảo hợp lệ, đầy đủ để tạo điều kiện cho việc xử lý. Tiến hành các bước và biện pháp xử ký tài sản phù hợp với thực trạng từng trường hợp cụ thể.

3.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, hoàn thiện văn bản pháp quy

Ngoài các văn bản về cơ sở pháp lý cần thiết hoạt động kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II còn đòi hỏi điều kiện về sự đầy đủ, thống nhất và khoa học của các quy định về quản lý, điều tiết hoạt động và đảm bảo an toàn đối với các hoạt động kinh doanh của các TCTD. Điều này là một tất yếu, bởi lẽ hoạt động

kiểm soát rủi ro theo các nguyên tắc và chuẩn mực Basel II, hệ

thống văn bản quy định về

hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn đối với các NHTM giờ đây

cần phải được chuẩn

hóa từ quá trình xây dựng, ban hành và có nội dung phù hợp với

chuẩn mực quốc tế nói

chung và của Basel II nói riêng.

Văn bản pháp quy tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của NHTM. Tuy nhiên một thực tế đang tồn tại nhiều bất cập trong quá trình áp dụng và thực thi. Để khắc phục tình trạng này, NHNN cần được bổ sung và sửa đổi theo nội dung như đổi mới nội dung và phương pháp thanh tra của thanh tra NHNN theo hướng đưa quyền đánh giá kiểm soát hoạt

động cho vay của NHTM thành nội dung quan trọng trong công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng.

Nghiên cứu ban hành quy chế mẫu, điều lệ mẫu về tổ chức, hoạt động kiểm toán nội

bộ của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính thống nhất khi thực hiện.

Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các NHTM trong nước và nước ngoài

để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của NHNN

Những thay đổi về môi trường hoạt động ngân hàng luôn đi kèm theo những yêu cầu

đổi mới đối với cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng để theo kịp sự phát triển của hệ thống ngân hàng và bảo đảm quản lý, giám sát hữu hiệu các TCTD. Để đảm bảo duy trì và phát triển

một hệ thống Tài chính vững mạnh cần phải đổi mới công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước theo các giải pháp đồng bộ sau:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý của ngân hàng, từ hệ thống giám sát, kiểm tra phải phù hợp, tuân thủ quy định.

- Đổi mới phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát phù hợp với ngân hàng vào từng thời điểm khác nhau. Tăng cường hoạt động giám sát từ xa mang tính cảnh báo rủi ro (thay vì thanh tra tại chỗ) với các NHTM, giúp các NHTM nhận diện sớm rủi ro trong hoạt động cho vay, để khắc phục các lỗ hổng trong công tác quản lý rủi ro tại bản thân ngân hàng.

quan thanh tra, giám sát ngân hàng với cơ quan thanh tra, giám

sát tài chính phi ngân hàng

trong nước, cơ quan giám sát tài chính nước ngoài để từng bước

triển khai các hình thức

giám sát hợp nhất các TCTD hoạt động đa năng, các tập đoàn tài

chính - ngân hàng và giám

sát chặt chẽ các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Nâng cao năng lực kĩ năng của đội ngũ thanh tra viên ngân hàng thông qua công tác cán bộ tại ngân hàng.

Thứ ba, nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Khi cho vay khách hàng đều cần phải có thông tin chuẩn xác cho ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã sớm cho chủ trương xây dựng hệ thống (gọi tắt là CIC) của Ngân hàng.

Hệ thống CIC làm cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng, tuy nhiên, CIC vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin.Vì vậy nên Ngân hàng Nhà nước cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy hiệu quả hơn.

Thứ tư, hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Việc xử lý tài sản đảm bảo qua trung tâm đấu giá và khởi kiện ra tòa án trong thời gian qua đã gây khó khăn, tốn nhiều thời gian và cũng gây không ít trở ngại cho các NHTM.

Vì thế, Nhà nước cần cải cách quy trình giải quyết thủ tục tố tụng có liên quan đến xử lý nợ quá hạn được tiến hành nhanh, đơn giản, triệt để hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD nói chung và cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn cho vay của ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp, Nhà Nước cần ban hành chế độ kiểm toán để xác minh về độ chính xác, tính minh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá đúng về khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định đầu

tư đúng đắn, hạn chế rủi ro.

Chính phủ cần hoàn chỉnh đề án nghiên cứu cải tiến cách định giá tài sản. Kết luận chương 3

Chương 3 đã giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, trình bày những định hướng phát triển của SCB trong hoạt động tín dụng

và quản lý rủi ro tín dụng;

Thứ hai, dựa trên những phân tích, nhận xét khách quan ở chương 2 kết hợp với

tế của SCB nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng nằm

trong tầm kiểm soát của

ngân hàng.

Thứ ba, đưa ra các kiến nghị với NHNN nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cho SCB được hiệu quả hơn.

Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi đối với tất cả các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng. Ngành ngân hàng đã phải đối mặt với những vụ đại án liên quan đến tín dụng, để đạt được lợi nhuận và lòng tham không ít ngân hàng, cụ thể ở đây là các lãnh đạo của ngân hàng đã giả mạo hồ sơ, đơn giản hóa quy trình cấp tín dụng để giải ngân, cho vay chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, việc làm trên đã làm tăng rủi ro cho ngân

hàng, các khoản tín dụng đó không đảm bảo chất lượng dễ dẫn đến tình trạng không có khả

năng thu hồi nợ.

Với tình hình trên đòi hỏi quản lý rủi ro tín dụng bằng những phương pháp phù hợp mà vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro ấy đòi hỏi nhà quản lý phải có quy trình quản lý rủi ro tín dụng hoàn thiện sao cho rủi ro tín dụng vẫn ở mức cho phép. Với những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, SCB cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng quy trình quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân viên tín dụng... để hạn chế ở mức cho phép rủi ro tín dụng. Với tình hình trên đòi hỏi quản lý rủi ro tín dụng bằng những phương pháp phù hợp mà vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro ấy đòi hỏi nhà quản lý phải có quy trình quản lý rủi ro tín dụng hoàn thiện sao cho rủi ro tín dụng vẫn ở mức cho phép. Với những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, SCB cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng

quy trình quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân viên tín dụng. để hạn chế ở mức cho phép rủi ro tín dụng

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bùi Diệu Anh, 2011, Sách Nghiệp vụ Tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông

2. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu & Bùi Diệu Anh, 2011, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

3. Trần Huy Hoàng, 2010, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

4. Đặng Quang Tuyến, 2019, Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng

thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel II, Luận án tiến sĩ.

5. Tô Ngọc Hưng, Phạm Quỳnh Trang, 2018, Những vấn đề quan tâm để triển khai

Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, tạp

chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 197.

6. Nguyễn Thị Hà, 2018, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quân Đội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Trần Quang Đạt, 2017, Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại, Tạp chí

Ngân hàng số 34.

8. Nguyễn Thị Hà, 2016, Nguyên tắc quản trị rủi ro Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Trẻ.

9. Lê Bá Trực, 2018, Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Năm, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế.

10.Nguyễn Thị Kim Thoa, 2014, Hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân

hàng TMCP A Châu, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế.

11.Trần Văn Minh, 2019, Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn basel II tại ngân

hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế.

12. Báo cáo thường niên 2016, 2017, 2018, 2019 của SCB.

2. http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/bai-hoc-kinh-nghiem-ve-quan-tri-rui-ro-tin- dung-tu-ngan-hang-anz-131574.html - Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro

3. http://m.tapchicongthuong.vn/quan-tri-rui-ro-tin-dung-o-cac-nhtm-kinh-nghiem- cua-my-va-mot-vai-goi-y-cho-viet-nam-20170419021012699p0c488.htm 4. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-hoan-thien-cong-tac-quan-ly-rui-ro- tin-dung-tai-ngan-hang-tmcp-cong-thuong-viet-nam-chi-nhanh-an-giang-67864.htm 5. http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/mot-so-van-de-ve-rui-ro-tin-dung-cua-ngan- hang-thuong-mai- 133627.html 6. http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/ve-quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-cac-ngan-hang- thuong-mai-o-viet-nam-302221.html 7. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tien-te-ngan-hang/Luat-cac-to-chuc-tin-dung- 2010-108079.aspx

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w