Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 60 - 62)

Né tránh rủi ro

Ở SCB, việc né tránh rủi ro được xem xét thông qua chính sách KH do Hội sở chính ban hành. SCB phân KH thành các nhóm KH có những khác biệt theo những tiêu chí nhất định. Việc phân loại KH này sẽ giúp cho SCB phân loại được những rủi ro khác nhau mà NH có thể gặp phải, giúp chọn lọc KH, chủ động né tránh được rủi ro bằng việc sẽ cấp các chính sách tín dụng riêng cho từng nhóm KH. Các KH xếp hạng, phân nhóm khác nhau sẽ cho vay với những mức độ TSĐB khác nhau. Cụ thể:

Theo tiêu chí về quy mô tổ chức và hoạt động, SCB phân loại thành KH cá nhân và KH doanh nghiệp. Việc phân loại này giúp cho SCB xác định được nên sử dụng phương pháp, chỉ tiêu nào để đo lường xếp hạng KH. Từ đó ra được quyết định cấp tín dụng chính xác nhất.

Với mục đích thực hiện những ưu đãi và chăm sóc đối với những KH quan trọng chiến lược, SCB phân loại thành KH truyền thống, KH quan trọng, KH khác. Những KH truyền thống và quan trọng thường được hưởng những chính sách ưu đãi về lãi suất, hạn mức tín dụng, bảo đảm tiền vay, phí dịch vụ, v.v... bởi họ là những KH có năng lực tài chính đảm bảo và đem lại nguồn lợi thường xuyên cũng như uy tín cho NH.

Ngoài ra, dựa vào tiêu chí và đóng góp nghề nghiệp, NH phân loại thành KH cán bộ công nhân viên của NH, KH cá nhân khác. Mục đích của việc phân loại này để thực hiện một số ưu đãi dành cho các cán bộ nhân viên của NH để tạo động lực làm việc và cống hiến cho tổ chức. SCB đã đưa ra những sản phẩm riêng dành cho tín dụng với cán bộ công nhân viên, cán bộ quản lý điều hành từ cấp phòng trở lên. Theo đó, những khoản vay của cán bộ nhân viên này không cần có TSĐB, hạn mức 200 - 300 triệu, hình thức trả nợ phù hợp với tình hình thu nhập thực tế.

Ngăn ngừa rủi ro

Để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra SCB đã đề ra các giải pháp để chuẩn bị ứng phó với khả năng xảy ra rủi ro. Các biện pháp hiện tại đang áp dụng tại SCB được thực hiện theo quy định của Hội sở chính.

- Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý được thực thi nhất quán theo chính sách của Hội sở chính

Chính sách tín dụng là cơ sở để quản lý các hoạt động tín dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm tín dụng của NH cung cấp cho KH có tính đồng nhất cao nhất vì SCB có rất nhiều chi nhánh, PGD. Chính sách tín dụng do Hội sở chính xây dựng lên và được phổ rộng tới tất cả các chi nhánh, PGD trực thuộc các chi nhánh, PGD sẽ tuân thủ theo chính sách tín dụng để thực hiện. Chính sách tín dụng của SCB luôn làm trên nguyên tắc: Tuân thủ quy định của pháp luật, theo khuôn khổ pháp luật để lấy cơ sở xây dựng chính sách tín dụng của SCB. Tùy vào từng thời kỳ mà hội đồng quản trị quy định tỷ lệ cho vay tối đa và tỷ lệ tham gia tối thiểu của KH đối với từng loại sản phẩm, loại khoản vay đảm bảo tính cạnh tranh an toàn cho SCB và trách nhiệm của KH nhưng phải đảm bảo SCB không cho vay 100% nhu cầu vốn để thực hiện phương án kinh doanh, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống. Các khoản cho vay hầu hết đều cần yêu cầu TSĐB, đồng thời căn cứ vào loại TSĐB và giá trị TSĐB mà SCB xác định cho vay tối đa so với giá trị TSĐB. Thông thường đối với BĐS thì giá trị cho vay không vượt quá 70% giá trị TSĐB là bất động sản. Hay đối với cho vay là TSĐB là ô tô thì TSĐB có tuổi đời không quá 3 năm tại thời điểm cho vay. Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa. SCB không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một KH, một ngành nghề/ lĩnh vực; các nhóm KH, ngành nghề/ lĩnh vực có liên quan với nhau và tại một địa bàn.

- Xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ thực thi theo chính sách của Hội sở chính

Quy trình tín dụng là trình tự các bước giải quyết nhu cầu vay mượn của KH tính từ khi NH tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH đến thẩm định tín dụng, quyết định tài trợ, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ đã giúp cho SCB có cơ sở phân định quyền, trách nhiệm của các bộ phận trong việc tổ chức hoạt động tín dụng của NH; để thiết lập hồ sơ vay vốn chính xác; là cơ sở để SCB giải quyết các nhu cầu vay mượn và giám sát hoạt động sử dụng vốn của KH. Từ đó, giúp NH nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro. Tại SCB thì có phân ra các cấp quyền đưa ra quyết định cho vay đối với mỗi đặc điểm, quy mô của những khoản vay khác nhau. Khi KH tới PGD SCB vay vốn. Với những khoản vay vốn < 2 tỷ, thời gian ngắn thì Giám đốc PGD có quyền đưa ra quyết định cấp tín dụng. Còn đối với chi nhánh khoản vay vốn < 5 tỷ thời gian vay ngắn thì Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh có quyền đưa ra quyết định cấp tín dụng. Đối với những khoản vay > 5 tỷ, thời gian vay ngắn thì PGD, chi nhánh cần phải

lập ra hội đồng tín dụng cấp cơ sở để cùng nhau biểu quyết ra

quyết định cấp tín dụng. Đối

với những khoản vay vốn quá lớn < 100 tỷ, thời gian vay < 12 năm thì

cần phải gửi hồ sơ

vay vốn tới phòng tái thẩm định của Hội sở chính để Hội sở chính phê

duyệt có quyết định

cấp tín dụng hay không. Còn đối với những khoản thời gian cho vay dài,

> 12 năm, quy mô

vốn lớn hàng mấy trăm tỷ đồng thì cần phải thông qua quyết định cấp

tín dụng của Hội

đồng cấp tín dụng TW. Đặc biệt, đối với những khoản vốn > 1000 tỷ

đồng, thời gian vay

dài, thì cần thông qua quyết định cấp tín dụng của Hội đồng quản trị.

Với cách phân quyền

ra quyết định như thế này giúp SCB có thể phân mức rủi ro ra các mức

độ khác nhau từ đó

có thể ngăn ngừa được tối đa nhất rủi ro có thể xảy ra.

- Giảm thiểu tổn thất

Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các biện pháp đảm bảo tiền vay

Có hai biện pháp đảm bảo tiền vay hiện đang được áp dụng tại SCB là: Đảm bảo bằng tài sản và đảm bảo không bằng tài sản. Các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản được áp dụng tại SCB: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của KH; Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Các biện pháp đảm bảo tiền vay trong trường hợp không có TSĐB: SCB chủ động lựa chọn KH đủ điều kiện, các dự án khả thi để cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (Trang 60 - 62)