giá trị lao động. Trên cơ sở đó , C.Mác đặt vấn đề phân tích từ mô hình công thức chung của tư bản.
Để tìm ra công thức chung của tư bản, cần phân biệt tiền là tiền thông thường với tiền là tư bản.
Tiền thông thường vận động theo công thức H-T-H còn gọi là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn. Ở đây T đóng vai trò là môi giới, trung gian trong việc trao đổi hàng hóa; mục đích của quá trình này là đổi một GTSD này lấy một GTSD khác và T bị tiêu mất đi.
Tiền là tư bản vận động theo công thức T-H-T’. Ở đây T là đồng tiền ứng trước, H chỉ là phương tiện để đổi lấy một giá trị lớn hơn giá trị ứng ra ban đầu, tức là T phải quay trở về lớm hơn T ứng trước. Cho nên công thức chung của tư bản là T-H-T’, trong đó T’ = T + t. Số tiền trội hơn (t) được Mác gọi là giá trị thặng dư, ký hiệu là m.
Vậy m do đâu mà có? Có phải do lưu thông mà ra không? Cho rằng lưu thông có thể đẻ ra m là một sự đảo lộn khoa học, bởi vì trong lưu thông dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra m.
Vậy sự tăng lên của giá trị có thể diễn ra ở ngoài lưu thông được không? Ngoài lưu thông, T nằm im không thể tự lớn lên được. Vấn đề là người có tiền phải tìm thấy trên thị trường một thứ hàng hóa đặc biệt mà khi tiêu dùng nó thì sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Theo lý luận giá trị lao động của Mác lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới. Lao động trừu tượng là sự vận động của sức lao động. Vậy thứ hàng hóa đặc biệt chính là hàng hàng hóa sức lao động.